Mỹ chuẩn bị ‘các biện pháp bổ sung’ nếu đàm phán hạt nhân Iran thất bại
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 9/12 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo chuẩn bị “những biện pháp bổ sung” trong trường hợp các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran vừa được nối lại không đi đến một giải pháp.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington, DC, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà Jen Psaki nêu rõ: “Tổng thống Biden đã yêu cầu đội ngũ của ông dự phòng trường hợp ngoại giao thất bại và chúng tôi phải chuyển sang các phương án khác”.
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Jazeera ngày 9/12 dẫn lời đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley cho biết Washington sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này, khẳng định đây là cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề phức tạp như vậy.
Ngày 9/12, các nhà ngoại giao đã nối lại các cuộc gặp trong khuôn khổ vòng đàm phán thứ 7 (bắt đầu từ ngày 29/11) tại Vienna (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện ( JCPOA). Trong vòng đàm phán này, Iran đã đưa ra các dự thảo đề xuất nhằm khôi phục thỏa thuận. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cấp cao từ Anh, Pháp và Đức bày tỏ “thất vọng” sau khi phân tích những đề xuất thay đổi mà Iran đưa ra đối với văn bản đã được thảo luận trong 6 vòng đàm phán trước đó.
Về vấn đề này, trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 9/12, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian nêu rõ các đề xuất của Iran nằm trong khuôn khổ JCPOA và tập trung vào các chủ đề chưa được hoàn tất tại những cuộc đàm phán trước. Trong khi đó, phía Iran chưa nhận được bất kỳ đề xuất nào “mang tính xây dựng và hướng đến tương lai” từ phía phương Tây trong cuộc đàm phán hiện nay. Ngoài ra, Ngoại trưởng Abdollahian nhấn mạnh rằng nỗ lực “giải quyết các mối lo ngại về hạt nhân liên quan trực tiếp tới chính sách dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt” áp đặt với Tehran.
Về phần mình, ông Borrell đề cập những thách thức có thể ảnh hưởng xấu đến tiến trình đàm phán, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng với những nỗ lực của tất cả các bên, tiến trình đàm phán tại Vienna sẽ đạt được thỏa thuận. Bên cạnh đó, đại diện EU nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Phó Tổng thư ký kiêm Giám đốc chính trị của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu Enrique Mora, người chủ trì cuộc đàm phán ngày 9/12, cho biết các bên “rất quyết tâm cứu vãn JCPOA”.
Nhận định về cuộc gặp vừa được nối lại, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, ông Mikhail Ulyanov cho biết cuộc gặp ngày 9/12 “đã xóa bỏ một số hiểu lầm gây căng thẳng”, song không nêu rõ chi tiết.
Mỹ muốn các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran sớm khởi động lại
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 7/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ muốn các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran tại Vienna, Áo, "sớm khởi động lại", chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Iran cho biết nước này sẽ "sớm" trở lại bàn đàm phán.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc đàm phán để các nước khởi động lại Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), hay còn được gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran, trước đây đã diễn ra ở Vienna cho đến khi bị hoãn lại vào tháng 6/2021. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Washington khỏi JCPOA vào năm 2018 và Iran ngừng tuân thủ thỏa thuận này vào năm 2019. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian cho biết các nhà đàm phán sẽ quay trở lại Vienna "sớm". Ông Amirabdollahian cũng nói thêm rằng Iran đã yêu cầu Mỹ vào tháng 9/2021 dỡ bỏ phong tỏa 10 tỷ USD tiền của Iran để khởi động lại các cuộc đàm phán, nhưng phía Mỹ đã từ chối.
Các cuộc đàm phán tại Vienna trước đó đã kết thúc vài ngày sau cuộc bầu cử đưa ông Ebrahim Raisi - một nhân vật bị Mỹ trừng phạt cá nhân vì cáo buộc vi phạm nhân quyền trong quá khứ - lên làm Tổng thống mới của Iran. Tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Raisi bày tỏ mong muốn nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với các cường quốc trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Iran khẳng định sẽ không từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Ngày 24/9, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố Tehran không muốn từ bỏ các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các cường quốc phương Tây bày tỏ thất vọng về...