Mỹ chuẩn bị bàn giao thêm 15 căn cứ quân sự cho Hàn Quốc
Thông báo này được đưa ra sau khi Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 30/8 đề nghị Mỹ sớm bàn giao 26 căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này.
Căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap)
Lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc (USFK) ngày 18/9 cho biết 15 căn cứ quân sự Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đã sẵn sàng được bàn giao cho Seoul.
Thông báo này được đưa ra sau khi Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 30/8 đề nghị Mỹ sớm bàn giao 26 căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này.
Thông báo của USFK nêu rõ: “15 trong số 26 căn cứ quân sự của Mỹ, trong đó có 4 địa điểm được yêu cầu cụ thể chuyển giao trong thời gian sớm nhất đã được bỏ trống, đóng cửa và sẵn sàng bàn giao cho chính quyền Hàn Quốc.”
Việc Hàn Quốc đề nghị Mỹ trả lại căn cứ quân sự đã làm dấy lến những suy đoán rằng có sự rạn nứt trong quan hệ hai nước đồng minh sau khi Seoul quyết định chấm dứt Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung ( GSOMIA) Hàn-Nhật bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Bốn địa điểm đó là căn cứ quân sự Camps Eagle và Long nằm ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon; căn cứ Camp Market nằm ở phía tây thành phố Bupyeong và khu đất Shea Range thuộc căn cứ Camp Hovey tại thành phố Dongducheon, phía bắc Seoul.
Video đang HOT
Ngoài ra, 5 khu đất tại căn cứ Yongsan Garrison nằm tại Seoul cũng sẵn sàng cho việc bàn giao vào mùa hè này.
Tuyên bố của USFK cũng được đưa ra trong bối cảnh hai nước đồng minh chuẩn bị đàm phán về Thỏa thuận đặc biệt (SMA) cho năm tới nhằm xác định mức chia sẻ chi phí duy trì cho 28.500 lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
Theo kế hoạch tái bố trí, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ sẽ chuyển sang trại Humphrey ở tỉnh Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul 70km về phía Nam.
Hàn Quốc và Mỹ từng nhất trí về việc tái bố trí các căn cứ quân sự của Mỹ vào đầu năm 2000. Hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề Washington chuyển giao các căn cứ quân sự cho Seoul. Trong quá trình này, 54/80 căn cứ đã được Mỹ bàn giao cho phía Hàn Quốc.
Trong số 26 căn cứ còn lại, hai bên đã bắt đầu thảo luận về quy trình bàn giao đối với 19 căn cứ, còn lại 7 căn cứ chưa tiến hành thảo luận.
Quy trình bàn giao căn cứ quân sự của Mỹ bị trì hoãn trong thời gian dài do hai bên bất đồng ý kiến về việc bên nào phải gánh vác khoản chi phí khổng lồ khắc phục ô nhiễm môi trường.
Dự kiến ngày 20/9 tới đây, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha sẽ có chuyến thăm tới Trại Humphreys ở Pyeongtaek và hội đàm với Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), Tướng Robert Abrams, nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh vững mạnh Seoul-Washington.
Đây sẽ là lần đầu tiên bà Kang tới thăm Doanh trại Humphreys, nơi các lực lượng Mỹ được tái bố trí từ các căn cứ của họ ở những khu vực khác theo một dự án di dời và hợp nhất căn cứ Mỹ./.
Theo Thanh Hải (TTXVN/Vietnam )
Trung Quốc đang cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc
Ngày 21/8, Ngoại trưởng Trung Quốc và hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng 3 bên lần thứ 9.
Chiều 20/8, trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần lượt đã có buổi hội kiến với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha.
Tại buổi hội kiến với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá, thời gian gần đây quan hệ Trung-Nhật được cải thiện là thành quả không dễ gì có được, do đó hai bên cần trân trọng và bảo vệ.
Ông Vương Nghị nhấn mạnh, Trung-Nhật cần tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức, ngoài ra hai bên cũng cần tăng cường trao đổi, tạo điều kiện và không khí tốt đẹp nhằm chuẩn bị cho giao lưu cấp cao hai nước thời gian tới.
Tại buổi hội kiến, hai bên cũng trao đổi về những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, đồng thời cùng khẳng định Trung-Nhật cần tăng cường kiểm soát và giải quyết tốt bất đồng giữa hai bên.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (bên trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải). Ảnh: Chinadaily
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đánh giá, cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước Trung-Nhật tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua tại Osaka đã hoạch định phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới. Nhật Bản mong muốn tăng cường phối hợp với Trung Quốc, đi sâu hợp tác thực chất, thúc đẩy giao lưu hai nước trên nhiều lĩnh vực như giao lưu thanh niên, du lịch, nhân văn... đồng thời xử lý ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy quan hệ hai nước tiến về phía trước.
Tại buổi hội kiến với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá, quan hệ Trung-Hàn đang ở giai đoạn tốt đẹp, Trung Quốc hy vọng Hàn Quốc tích cực tham gia và cùng xây dựng Sáng kiến "Vành đai và Con đường", cùng khai thác thị trường thứ ba, thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA giai đoạn hai. Thời gian tới, hai bên cần tăng cường hợp tác đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học công nghệ cao và lĩnh vực sáng tạo đổi mới. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng mong muốn Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua đối thoại để giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (bên trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải). Ảnh: Chinadaily
Về phần mình, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết, Hàn Quốc mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều phương diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới. Ngoài ra, tại cuộc gặp, Ngoại trưởng hai bên cũng trao đổi về tình hình bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây.
Hôm nay (21/8), tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9, đây là Hội nghị quan trọng nhằm thảo luận công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên nhiều khả năng sẽ diễn ra vào tháng 12/2019./.
Theo Đinh Tuấn/VOV-Bắc Kinh
Nhật Bản tiếp tục chỉ trích Hàn Quốc liên quan vấn đề lao động thời chiến Ngày 17/7, Đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin Phó Chánh văn phòng Nội các nước này, ông Yasutoshi Nishimura, đã chỉ trích Hàn Quốc vì không chấp thuận đề xuất của Tokyo thành lập một ủy ban trọng tài nhằm giải quyết tranh cãi về vấn đề lao động thời chiến. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng...