Mỹ chưa tin máy bay MH370 đã mất tích ở Ấn Độ Dương
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chưa có bằng chứng độc lập để khẳng định MH370 đã đâm xuống Ấn Độ Dương.
Một thân nhân hành khách gào khóc sau khi nghe thông báo của ông Najib
Ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói rằng họ không có “chứng cứ độc lập” nào xác thực cho thông tin mà Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố rằng máy bay MH370 đã đâm xuống vùng biển nam Đại Tây Dương và không còn người nào trên máy bay sống sót.
Tại một buổi họp báo được tổ chức vài giờ sau khi ông Najib đưa ra “thông báo đặc biệt” về số phận của MH370, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố: “Tôi không có bất cứ bằng chứng độc lập nào về thông tin này.”
Bà Marie Harf: Mỹ chưa thể xác nhận thông tin MH370 đã đâm xuống biển
Bà Harf giải thích: “Tôi không có lý do gì để không tin vào tuyên bố đó, tuy nhiên tôi chỉ không có thông tin cập nhật nào.” Bà cũng cho biết Washington đang hợp tác “rất chặt chẽ” với chính phủ Malaysia để điều tra vụ máy bay MH370 mất tích bí ẩn.
Trong thông báo đặc biệt phát đi tối qua, Thủ tướng Najib nói rằng dữ liệu vệ tinh cho thấy vị trí cuối cùng của MH370 là ở giữa Ấn Độ Dương, trên vùng biển phía tây thành phố Perth của Úc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cho đến nay lực lượng tìm kiếm của nhiều quốc gia vẫn chưa vớt được bất cứ mảnh vỡ nào của MH370 trên vùng biển tìm kiếm, mặc dù vệ tinh và máy bay của các nước đã phát hiện và chụp ảnh được nhiều vật thể lạ tại khu vực này.
Việc Malaysia đưa ra tuyên bố trên chỉ dựa trên các phân tích dữ liệu vệ tinh mà không có bằng chứng cụ thể tại hiện trường khiến nhiều người cho rằng Thủ tướng Najib đã quá “vội vàng” đưa ra kết luận.
Sau khi nghe ông Najib đưa ra thông báo qua cầu truyền hình tại khách sạn Lido, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, một phụ nữ đang ngóng chờ tin tức người thân trên máy bay MH370 đã gào lên: “Bằng chứng đâu? Các người phải tìm được những vật thể lạ kia rồi mới bảo với chúng tôi rằng không ai còn sống chứ?”.
Ông Tom Wood, anh trai của hành khách Philip Wood có mặt trên chuyến bay này nói rằng ông cần phải thấy thêm bằng chứng. Ông nói: “Người ta nói rằng &’chúng tôi hoàn toàn chắc chắn là máy bay đã đâm xuống biển, thế nhưng họ lại không thu được mảnh vỡ nào. Làm sao mà họ có thể chắc chắn 100% như vậy?’”.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu Malaysia cung cấp các dữ liệu vệ tinh Inmarsat mà chính phủ Malaysia đã dựa vào để kết luận rằng MH370 đã đâm xuống Ấn Độ Dương. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xie Hangsheng đã yêu cầu phía Malaysia đưa ra các bằng chứng cụ thể cho kết luận này, đồng thời đòi được xem trực tiếp các thông tin và phân tích dữ liệu vệ tinh.
Một người đàn ông gạt nước mắt tại khách sạn Lido
Ông Xie tuyên bố rằng một khi chưa có bằng chứng xác thực, Malaysia vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.
Tại khách sạn Lido, một ủy ban đại diện cho gia đình 154 hành khách người Trung Quốc và Đài Loan có mặt trên chuyến bay MH370 đã ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Malaysia vì đã cố tình trì hoãn nỗ lực tìm kiếm và che giấu thông tin.
Tuyên bố của ủy ban này nêu rõ: “Nếu 154 người thân của chúng tôi thiệt mạng vì những lý do này, hãng Malaysia Airlines, chính phủ và quân đội Malaysia chính là những kẻ sát nhân đích thực đã cướp đi mạng sống của họ.”
Theo Xahoi
Malaysia Airlines lại có thêm một chuyến bay kinh hoàng suýt tái diễn lịch sử MH370
Trong chuyến bay kinh hoàng mới nhất của Malaysia Airlines, các hành khách được thông báo mặc áo phao và chuẩn bị cho tình huống máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống nước.
Chuyến bay MH066 suýt nữa tái diễn lịch sử MH370
Một hành khách người Anh đã sợ chết khiếp khi được thông báo chuẩn bị cho việc máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống nước do máy phát điện hỏng, DailyMail đưa tin.
Luisa Barbaro lúc đó đang có mặt trên chuyến bay bị trệch hướng MH066 - hạ cánh ngoài dự kiến ở Hong Kong, trong khi bay từ Kuala Lumpur tới Incheon, Hàn Quốc vào hôm 24/3.
Cô gái 26 tuổi này vừa kết thúc kỳ nghỉ kéo dài một tuần ở Kuala Lumpur và trên đường tới Seoul để họp thì nghe được thông báo rằng máy bay chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp xuống nước.
Mẹ của Barbaro là Jenny Barbaro, 61 tuổi, ở Beckenham, London nói với MailOnline rằng: "Nó gửi tin nhắn cho tôi từ máy bay. Luisa nghĩ rằng nó sắp chết. Con bé nói, một trong những động cơ phát ra âm thanh rất kỳ cục".
Luisa kể, khi máy bay cất cánh, con bé nghe thấy một tiếng lách tách và sau đó âm thanh đó lại lặp đi lặp lại vài lần. Con bé lúc đó đang ở giữa máy bay đầy người.
"Họ thông báo máy bay chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp xuống nước. Hành khách được thông báo mặc áo phao và sẽ có hỗn loạn trên máy bay".
"Rồi mọi thứ rơi vào cảnh tối đen - toàn bộ đèn bị tắt. Đó chắc hẳn là một điều vô cùng đáng sợ. Tôi cực kỳ lo lắng. Lúc đó tôi đang ở một bữa tiệc tối và biết Luisa đã lên máy bay, chuyến bay đã đi được ba tiếng. Tôi nhận được tin nhắn nói, hành khách trên máy bay được thông báo chuẩn bị cho hạ cánh khẩn cấp".
Luisa gửi một tin nhắn cho mẹ để giải thích về tình hình từ máy bay.
Bà Barbaro nói: "Tôi nhận được tin nhắn và sau đó chờ trong nửa giờ. Thật khủng khiếp.
Sau đó, con bé gọi điện cho tôi nói đã ở trên mặt đất và cho biết, máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống Hong Kong. Tất cả khách bị giữ trên máy bay trong 4h khi máy bay hạ cánh.
Luisa vô cùng hoảng sợ. Tôi phải thức cả đêm để nhắn tin trấn an. Con bé không muốn lên một máy bay nào khác. Cả hai chúng tôi đều trong tình trạng tồi tệ".
Trong thông báo hôm 24/3 của Malaysia Airlines có đoạn, chuyến bay MH066 chở 271 người, cất cánh từ Kuala Lumpur lúc 11h37 phút ngày 23/3 và hạ cánh khẩn cấp xuống Hong Kong lúc 2h53 phút.
Theo Xahoi
Thủ tướng Malaysia bác bỏ cáo buộc che giấu thông tin Phát biểu trước báo giới ngày 25/3, thủ tướng Malaysia Najib Razak tiếp tục khẳng định chính phủ nước này không hề che giấu thông tin về vụ chuyến bay MH370 mất tích. Trong khi đó lãnh đạo Malaysia Airlines khẳng định đã làm hết trách nhiệm. Thủ tướng Malaysia Najib Razak "Chính phủ không bao giờ ngăn cản việc chuyển thông tin...