Mỹ chọn nhà thầu giúp B-21 xuyên thủng phòng thủ Nga
Không quân Mỹ đã chọn Raytheon làm nhà thầu chính chế tạo tên lửa tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) mới LRSO có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Cùng thực hiện chương trình LRSO với Raytheon còn có Tập đoàn Lockheed Martin. Raytheon và Lockheed Martin từng nhận được hợp đồng để phát triển các thiết kế LRSO để Không quân Mỹ lựa chọn.
Cuối cùng, Raytheon đã được chọn làm nhà thầu chính và Lockheed Martin đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện chương trình vũ khí thế hệ mới này. Chương trình được thực hiện theo đề xuất ngân sách của Không quân cho năm tài chính 2021.
Theo kế hoạch, LRSO sẽ phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 2030.
Theo kế hoạch, Raytheon sẽ chịu trách nhiệm sản xuất 1.000 tên lửa nhưng không phải tất cả chúng sẽ chứa đầu đạn hạt nhân. “Vũ khí này sẽ cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta”, người đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson nói.
Video đang HOT
Về thực chất, chương trình LRSO ra đời để thay thế cho tên lửa AGM-86B nhằm chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tối tân của Nga nhằm “bảo đảm hòa bình thế giới”, Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ tiết lộ.
Và mặc dù được đánh giá là vũ khí vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.
Mẫu ALCM này đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với AGM-86B, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B21 tương lai.
Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe.
Đây chính là lý do khiến giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, LRSO vũ khí không thể thiếu giúp quân đội nước này tìm kiếm lợi thế trước đối thủ. Không quân Mỹ dự kiến triển khai LRSO từ năm 2030.
Đan Nguyên
Năm có ý nghĩa 'sống còn' của hiệp ước New START
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), hiệp ước lớn cuối cùng nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021.
Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moskva.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của quân đội Mỹ. Ảnh: Sputnik
Vốn được thương lượng dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, New START hạn chế Mỹ và Nga triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân cùng nhiều điều khoản ràng buộc khác. Hiệp ước sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021, song thỏa thuận này bao gồm khả năng gia hạn thêm 5 năm nữa sau thời điểm đó. Sau sự sụp đổ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước này, New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa Washington và Moskva. Nếu New START bị "khai tử", đây là sẽ là lần đầu tiên trong 50 năm qua không có một hiệp ước nào giới hạn vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cần phải nghiêm túc trong việc can dự vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga trong năm 2020.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố ông sẵn sàng gia hạn ngay lập tức New START mà không kèm theo điều kiện nào. Ông nhấn mạnh: "Không có New START thì sẽ không còn gì trên thế giới này để kiềm chế chạy đua vũ trang". Về phần mình, Tổng thống Trump từng nói rằng ông muốn một thỏa thuận ở cấp độ rộng lớn hơn vốn cũng bao gồm Trung Quốc, đem lại một chiến thắng lớn hơn cho hiệp ước này chứ không chỉ dừng lại ở việc gia hạn nó. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tiếp bác bỏ ý tưởng tham gia đàm phán về New START.
Nhấn mạnh mối quan ngại của Quốc hội Mỹ về tương lai của New START, gần đây đã có một số động thái về vấn đề này. Đơn cử như Đạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) cho năm tài khóa 2020, vừa được Tổng thống Trump ký thành luật hôm 20/12, quy định chính quyền phải thông báo trước cho Quốc hội trong vòng 120 ngày nếu Mỹ có kế hoạch rút khỏi New START. Trong một bức thư hôm 16/12, các Thượng nghị sĩ Bob Menendez, Todd Young và Chris Van Hollen đã yêu cầu quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Joseph Maguire đánh giá việc Nga và Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi New START hết hạn. Nghị sĩ Young và Hollen cũng đưa ra một dự luật, trong đó kêu gọi gia hạn New START và yêu cầu ông Maguire phải báo cáo những hệ quả của việc cho phép hiệp ước hết hạn mà không có thỏa thuận gia hạn nào. Nghị sĩ Young nhận định ông coi 2020 là năm "sống còn" đối với New START, đồng thời cho rằng Chính quyền Tổng thống Trump cần nhanh chóng quyết định về vấn đề này.
Hiệp ước New START được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa được triển khai. Cho đến nay, triển vọng chính quyền Mỹ gia hạn hiệp ước này vẫn chưa rõ ràng, dù phía Nga coi New START là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới".
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Belarus định "âm thầm" giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì? Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là "vốn" để Belarus "nói chuyện" với "anh lớn" Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận "bi thảm". Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội...