Mỹ “chối bay” cáo buộc vi phạm INF của Nga
Mỹ bác cáo buộc của Nga khi cho rằng họ đã vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm Trung (INF) khi triển khai bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk mặt đất ở châu Âu.
Đại sứ Mỹ tại NATO ngày 9-2 khẳng định hệ thống phòng thủ trên mặt đất Aegis Ashore, dù được phát triển dựa trên hệ thống phóng Mk-41 của hải quân, có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng chỉ phục vụ mục đích phóng tên lửa “phòng thủ”, theo RT.
Mỹ nói bệ phóng Mk-41 khi được cải tiến thành Aegis Ashore… không còn khả năng khai hoả tên lửa hành trình. Ảnh: US Navy
“Aegis Ashore không có chức năng phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình để tấn công. Cụ thể, hệ thống này này thiếu phần mềm, thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác để có thể phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình tấn công, Đại sứ Mỹ tại NATO nói.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ không lý giải tại sao một hệ thống vũ khí đời mới được thiết kế trên nền tảng một hệ thống khác cũ hơn mà lại không thừa hưởng những ưu điểm chính của hệ thống đó.
Liên quan đến dàn UAV ở châu Âu, Lầu Năm Góc nhấn mạnh INF định nghĩa tên lửa hành trình là cỗ máy “một chiều” còn UAV bay trở về căn cứ, nên chúng không vi phạm hiệp ước. Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc không lý giải khả năng UAV có thể được trang bị tên lửa để không kích.
Video đang HOT
UAV mang tên lửa tấn công của Mỹ. Ảnh: ITN
Trước đó, hôm 7-2, Nga đã triệu tập tùy viên quân sự Mỹ để yêu cầu nước này lập tức phá huỷ các bệ phóng Mk-41 dành cho tên lửa Tomahawk phiên bản mặt đất, có tầm bắn khoảng 2.500km, và các thiết bị bay không người lái tấn công UAV ở châu Âu nhằm cứu vãn Hiệp ước INF.
“Các bệ phóng thẳng đứng Mk-41 được thiết kế cho mục đích khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk và các loại thiết bị có cùng thông số với các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn bị cấm bởi INF”, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.
INF được Mỹ ký với Liên Xô, nay là Nga từ năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 – 5.500 km. Mỹ rục rịch rút khỏi hiệp ước từ năm ngoái với cáo buộc rằng tên lửa mới của Nga Novator 9M729 vi phạm vì có tầm bay từ 500 đến 5.000 km, song không đưa ra bằng chứng.
Thiện Minh
Theo CAND
Nga ra điều kiện 'khó chấp nhận' về tên lửa với Mỹ
Bộ Quốc phòng Nga đã triệu tập Tùy viên quân sự của Mỹ tại Moscow tới để trao bản ghi nhớ, trong đó kêu gọi Mỹ phá hủy các bệ phóng tên lửa, tên lửa Tomahawk và máy bay tấn công không người lái để quay trở lại tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tên lửa Tomahawk của Mỹ được phóng đi.
Theo đài RT, tại cuộc gặp, phía Nga cáo buộc Mỹ đã vi phạm Hiệp ước INF trong nhiều năm qua và kêu gọi Mỹ "quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt" Hiệp ước trước khi nó hết hạn trong vòng 6 tháng tới.
Để có thể đạt được mục tiêu này, Nga cho rằng Mỹ phải "phá hủy các bệ phóng Mk-41 được thiết kế để phóng các tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa mục tiêu" của nước này.
Bởi Nga cho rằng các tên lửa của Mỹ trên thực tế có cùng thông số kỹ thuật với các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất bị cấm theo INF.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho rằng các máy bay tấn công không người lái của Mỹ cũng cần phải được phá hủy vì chúng có thể được xếp vào hạng mục "tên lửa hành trình phóng từ mặt đất" theo Hiệp ước hạt nhân giữa 2 bên.
Về phía Nga, tại cuộc gặp, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ việc nước này vi phạm Hiệp ước INF.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm đầu tháng 2 tuyên bố Washington đình chỉ các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước INF từ ngày 2/2 và sẽ rời khỏi Hiệp ước trong vòng 6 tháng nếu Nga không quay trở lại tuân thủ thỏa thuận giữa hai bên.
Mỹ cũng đã ra "tối hậu thư", yêu cầu Nga phá hủy hoàn toàn và có thể kiểm chứng được các tên lửa 9M729, các bệ phóng và các thiết bị liên quan nhằm giải quyết việc vi phạm hiệp ước để khởi động các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn Hiệp ước INF.
Theo các nguồn tin, tên lửa hành trình Tomahawk có 4 phiên bản chính, bao gồm phiên bản hạt nhân, phiên bản tiêu chuẩn, phiên bản bom chùm và phiên bản chiến thuật.
Tên lửa này có tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80.
Tính năng vượt trội của tên lửa này là không bay theo đường thẳng mà có thể di chuyển qua những "điểm mù" của radar phòng không, thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển.
Hải quân Mỹ được cho là đang sở hữu khoảng 3.500 tên lửa hành trình Tomahawk thuộc mọi biến thể.
Hà Dung
Theo PLVN
Mỹ rút khỏi INF, Tổng thống Putin ra lệnh phát triển ngay tên lửa hành trình tầm trung Nga sẽ bắt đầu phát triển một loại tên lửa tầm trung mới sau khi ngừng tuân thủ Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Quyết định này được đưa ra để phản ứng với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này. "Tôi đồng ý với đề xuất tạo ra một loại tên lửa siêu thanh tầm trung phóng...