Mỹ cho thiết giáp hành quân bất thường gần biên giới Nga
- Từ ngày 21/3, Mỹ sẽ cho đoàn quân thiết giáp hành quân xuyên qua 6 nước Đông Âu gần biên giới Nga để trở về căn cứ.
Cuộc hành trình này được đặt tên là &’Dragoon Ride’, sẽ kéo dài từ 21/3 đến 1/4 trên quãng đường 1.100 dặm (khoảng gần 2000 km). Nó cũng là hoạt động để kết thúc mấy tháng huấn luyện chung của binh sỹ Mỹ với các đồng minh vùng Baltic và Ba lan.
Tham gia cuộc hành trình này có Trung đoàn Kỵ binh số 2 với các xe bọc thép 8 bánh được gọi là Strykers và Lữ đoàn Không vận số 12 hỗ trợ trinh sát trên không.
Đoàn xe sẽ đưa các binh sỹ từ các địa điểm huấn luyện riêng biệt ở Estonia, Lithuania, Ba Lan đi qua Latvia, Cộng hòa Séc và cuối cùng là căn cứ của họ tại Rose Barracks ở Vilseck nước Đức.
Video đang HOT
Trung tướng Ben Hodges, Chỉ huy Lục quân Mỹ ở châu Âu nói trong một cuộc phỏng vấn với Defense News và Army Times: “Nó (cuộc hành trình) giúp chúng ta tăng thêm sự hiểu biết về tự do đi lại ở Đông Âu”.
Thông thường các loại xe quân sự sẽ được vận chuyển trở lại căn cứ sau các đợt huấn luyện bằng tàu hỏa chứ không phải chạy trực tiếp trên đường bộ hàng đoàn như vậy.
Thời gian qua, Mỹ và các đồng minh NATO đã thực hiện nhiều đợt diễn tập. Đây là hành động của Mỹ và khối NATO nhằm &’trấn an’ các nước thành viên NATO ở biên giới phía Tây nước Nga.
Trung tướng Hodges nói: “Đây là những gì quân đội Mỹ thực hiện, chúng ta có thể di chuyển rất nhiều khả năng trên một cự ly dài. Tôi đã theo dõi các cuộc tập trận của Nga… những gì tôi quan tâm là họ có thể huy động rất nhanh chóng 30.000 người và 1000 xe tăng đến một nơi bất kỳ. Chết tiệt, đó là một điều ấn tượng”.
Trước hoạt động này, quân đội Mỹ đã từng khoe binh sỹ và thiết bị của họ khi cho xe bọc thép diễu hành trên đường phố Narva của Estonia, một thị trấn chỉ cách biên giới Nga vài trăm mét.
Cuộc hành quân bất bình thường của binh sỹ và xe bọc thép Mỹ qua 6 nước Đông Âu tới đây có thể được coi là một hành động “diễu võ dương oai” đối với Nga. Trong những mục đích của nó, có thể quân đội Mỹ muốn kiểm nghiệm khả năng vận chuyển quân của họ trên cự ly xa như tướng Hodges nói. Nhưng cũng có thể đây là một hành động trả miếng Nga sau khi Moscow tuyên bố đưa máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 đến bán đảo Crimea và tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander đến Kaliningrad.
Theo Người đưa tin
Nga sẽ phản ứng với sự tích tụ quân sự của NATO
Nga sẽ phản ứng với sự tích tụ quân sự của NATO gần biên giới của mình theo phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov .
Sự tích tụ quân sự của NATO gần biên giới Nga sẽ không góp phần vào việc khôi phục lòng tin trong không gian châu Âu. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Tây Ban Nha: "Chúng tôi đã xác nhận lập trường của chúng tôi là tăng cường quân sự gần biên giới của chúng ta không góp phần vào việc phục hồi niềm tin trong không gian châu Âu".
Một binh sỹ Ba Lan bên cạnh một lá cờ Mỹ và lá cờ khối NATO.
Ông Lavrov nói thêm rằng "chúng tôi buộc phải phản ứng một cách thích đáng nhưng chúng tôi chắc chắn rằng những vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua một hộp thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau".
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm ngoái, và sau khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu, NATO đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ở gần biên giới Nga, bao gồm cả các nước Baltic.
Ngày 5/2 vừa qua, các bộ trưởng quốc phòng NATO đã nhất trí thành lập một lực lượng phản ứng nhanh được đặt tên là mũi nhọn quân sự như là một phần phản ứng của NATO. Nhìn chung lực lượng này sẽ được tăng lên đến khoảng 30.000 quân.
Các bộ trưởng cũng quyết định thành lập 6 đơn vị chỉ huy và kiểm soát ở Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania có nhiệm vụ "bảo đảm cho các lực lượng quốc gia và NATO từ khắp liên minh có thể hành động thống nhất khi bắt đầu" nếu một cuộc khủng hoảng phát sinh.
Trần Vũ (Theo Sputniknews)
Theo_Người Đưa Tin
'Mất' Lithuania, Nga tìm thấy Armenia Lithuania đã gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) của Liên minh châu Âu (EU), trong một động thái nhằm "thoát khỏi sức ảnh hưởng của Nga". Moscow lập tức đạt thỏa thuận đưa Armenia gia nhập Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU), theo The Moscow Times. Ông Putin cùng các thành viên EEU - Ảnh: Reuters Armenia...