Mỹ cho thiết giáp đọ pháo laser
Lục quân Mỹ lắp hệ thống pháo laser lên hai xe thiết giáp Stryker để đọ khả năng phòng thủ tầm ngắn vào đầu năm 2021.
“Một nhóm chuyên gia công nghiệp lục quân đang tích hợp hai hệ thống vũ khí laser 50 kW và thiết bị hỗ trợ lên hai xe chiến đấu bộ binh Stryker tại bang Alabama. Chúng sẽ tham gia cuộc đấu tại căn cứ Sill, bang Oklahoma, vào mùa xuân năm sau với nhiều kịch bản nhằm kiểm tra tính năng, cũng như xây dựng quy chuẩn với loại vũ khí laser này”, lục quân Mỹ ra thông cáo cho biết hồi tuần trước.
Lục quân Mỹ cho biết hai hệ thống laser này được phát triển riêng rẽ bởi Northrop Grumman và Raytheon. Các loại vũ khí laser này có sức mạnh gấp 10 lần những hệ thống được lính pháo binh Mỹ thử nghiệm tại Đức từ đầu năm 2018.
Mô phỏng hoạt động của hệ thống ED-MSHORAD trên xe Stryker. Ảnh: Northrop Grumman .
Trong đợt thi đấu, mỗi thiết giáp mang pháo laser sẽ phải trải qua 12 kịch bản tác chiến với độ khó tăng dần, buộc chúng đối phó với hàng loạt mục tiêu phức tạp có thể xuất hiện trên chiến trường. Kết quả đợt bắn thử sẽ được xem xét trong quá trình lựa chọn đầu tư phát triển vũ khí laser trong tương lai, đồng thời cho thấy công nghệ vũ khí laser đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật.
Hai hệ thống vũ khí laser được phát triển để cải thiện khả năng đối phó rocket, đạn pháo và cối, cũng như máy bay không người lái của các đơn vị thiết giáp lục quân Mỹ. Lực lượng này đặt mục tiêu triển khai một trung đội 4 xe Phòng không tầm ngắn dùng Vũ khí Năng lượng Định hướng (DE-MSHORAD) cho thử nghiệm thực tế vào năm 2022.
Ngoài hệ thống DE-MSHORAD, lục quân Mỹ cũng đang phát triển hệ thống Laser năng lượng cao – Bảo vệ trước Hỏa lực gián tiếp (IFPC-HEL) với công suất 300 kW đặt trên khung gầm xe tải, được kỳ vọng sẽ đủ sức đối phó với tên lửa hành trình của đối phương.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ coi phát triển vũ khí năng lượng cao là ưu tiên quan trọng, cho rằng chúng sẽ giúp giảm đáng kể chi phí cho quân đội. Với nguồn năng lượng thích hợp, vũ khí laser sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng hết đạn như các vũ khí thông thường. Chúng có thể làm mù hệ thống cảm biến trên vũ khí dẫn đường, hoặc tạo ra nhiệt lượng cao để đốt cháy khí tài đang bay tới.
'Tướng vô hình' có thể trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Suốt 41 năm trong lục quân Mỹ, tướng Lloyd Austin đóng vai "người thầm lặng", điều có thể phù hợp để Biden đề cử ông làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Ba nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề hôm 7/12 cho biết Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đề cử tướng về hưu Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thay vì cựu thứ trưởng quốc phòng Michele Flournoy hay cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson.
Nếu được Biden lựa chọn và Thượng viện thông qua, Austin sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên của Mỹ, sau khi đi vào lịch sử với tư cách là người da màu đầu tiên giữ chức phó tham mưu trưởng lục quân và chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM).
Tướng Austin phát biểu trong lễ kết thúc nhiệm vụ của Mỹ tại Iraq năm 2011. Ảnh: US Army .
Austin sinh ngày 8/8/1953 tại thành phố Mobile, bang Alabama và lớn lên tại bang Georgia. Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point vào tháng 6/1975 với bằng cử nhân khoa học, nhận bằng thạc sĩ ngành tư vấn giáo dục và quản trị kinh doanh trong giai đoạn 1896-1898. Austin cũng tốt nghiệp các khóa đào tạo sĩ quan bộ binh ở Cao đẳng Chiến tranh Lục quân Mỹ và Trường Chỉ huy - Tham mưu Lục quân Mỹ.
Austin sau đó trải qua nhiều vị trí chỉ huy trong lục quân Mỹ. Ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Iraq (USF-I) trong buổi lễ tại Iraq với sự tham gia của Phó tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen hồi tháng 9/2010.
Ông là người giám sát hoạt động rút quân và điều chuyển khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ tại Iraq, trước khi rời nước này cuối năm 2011 và được bổ nhiệm làm Phó tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.
Một năm sau, Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm Austin làm chỉ huy CENTCOM, đơn vị đặc trách toàn bộ hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông. Trong thời gian ông chỉ huy CENTCOM, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy ở Iraq và Syria từ giữa năm 2014.
Ông đã chỉ huy việc triển khai lực lượng và thực thi các chiến dịch chống IS tại Iraq và Syria cho đến khi nghỉ hưu ngày 5/4/2016, kết thúc 41 năm phục vụ trong lục quân Mỹ.
Sau khi rời quân ngũ, tướng Austin gia nhập ban lãnh đạo Raytheon Technologies, một trong những tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ. Một năm sau, ông chuyển sang tập đoàn thép Nucor lớn nhất nước Mỹ, đồng thời giữ chức giám đốc độc lập tại công ty dịch vụ y tế Tenet Healthcare, cũng như vận hành công ty tư vấn riêng Austin Strategy Group.
Nguồn tin am hiểu tình hình cho biết Biden chọn Austin vì tướng về hưu này từng được thử lửa trong nhiều cuộc khủng hoảng và nhận được nhiều sự kính trọng từ quân đội. Tổng thống đắc cử Mỹ cũng tin tưởng Austin do hai người từng nhiều lần làm việc cùng nhau dưới thời Obama, trong đó Biden phụ trách chính sách Iraq còn Austin chỉ huy lực lượng Mỹ tại nước này.
Cựu tướng lục quân có nhiều kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại và hậu cần, yếu tố rất quan trọng trong bối cảnh quân đội Mỹ có thể triển khai nguồn lực để phân phát vaccine Covid-19.
Tướng Austin được đánh giá là chỉ huy am hiểu chiến trường, có năng lực nhưng rất cẩn trọng. Ông thường tránh xuất hiện trước công chúng, hiếm khi tham gia những sự kiện như họp báo hoặc thảo luận tại các diễn đàn. Điều này khiến Austin được nhiều tờ báo Mỹ mệnh danh là "tướng vô hình".
Những phẩm chất đó khiến tướng Austin được đánh giá là lựa chọn an toàn cho Biden. "Đó là một người lính tốt và sẽ tuân thủ chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử. Sẽ có ít căng thẳng hơn khi Austin trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, thay vì Johnson hay Flournoy. Có thể sẽ ít bất đồng và quan hệ sẽ trôi chảy hơn", một cựu quan chức quốc phòng Mỹ am hiểu tình hình chuyển giao quyền lực cho hay.
Obama (trái), Biden và quan chức Lầu Năm Góc chúc mừng Austin (phải) trong lễ kết thúc nhiệm vụ của USF-I tại bang Maryland cuối năm 2011. Ảnh: US Army .
Tuy nhiên, Austin dường như không có năng khiếu chính trị và từng nhiều lần gặp trục trặc trong những buổi điều trần trước quốc hội Mỹ. Hồi năm 2015, ông từng thừa nhận Bộ Quốc phòng Mỹ đã thất bại trong kế hoạch 500 triệu USD huấn luyện các tay súng nổi dậy Syria.
CENTCOM dưới thời Austin cũng bị cáo buộc che giấu mức độ nghiêm trọng của các nhóm khủng bố trong báo cáo tình báo, đồng thời vẽ ra bức tranh tươi sáng hơn thực tế về hoạt động của quân đội Mỹ. Cuộc điều tra của Lầu Năm Góc vào năm 2017 đã bác bỏ cáo buộc nhằm vào tướng Austin.
Tính cẩn trọng của ông cũng đặt ra những dấu hỏi về cách tiếp cận với nhiều vấn đề nóng bỏng như sự trỗi dậy của Trung Quốc, chiến lược đối phó Nga và kế hoạch trị giá 1.200 tỷ USD nhằm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân Mỹ.
Quyết định chọn tướng Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng vẫn vướng phải nhiều phản đối từ giới nghị sĩ và chuyên gia an ninh quốc gia. Họ cho rằng ông rời quân đội chưa đủ 7 năm nên sẽ cần sự miễn trừ của quốc hội để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.
Nếu được chọn, ông sẽ là lãnh đạo Lầu Năm Góc thứ hai phải xin giấy miễn trừ, sau khi Tổng thống Donald Trump đề cử tướng Jim Mattis vào vị trí này hồi năm 2017.
Bên cạnh đó, quan hệ làm việc của Austin với các tập đoàn quốc phòng và công nghiệp cũng gây lo ngại nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động của Lầu Năm Góc.
5 tên tội phạm có hình phạt tù dài nhất nước Mỹ 5 kẻ gây trọng tội tại nhiều vụ án khác nhau phải nhận hình phạt không thể ngờ là hàng chục nghìn năm. Terry Nichols tham gia vụ đánh bom thành phố Oklahoma, bang Oklahoma vào năm 1995 thông qua việc giúp chế bom và chuẩn bị xe đào tẩu cho đồng bọn. Vụ đánh bom làm 168 người thiệt mạng. Sau phiên...