Mỹ cho quốc gia láng giềng Ukraine vay 2 tỷ USD phục vụ quân sự
Ba Lan nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong bối cảnh quốc gia thành viên NATO đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Ukraine và hướng tới trang bị các vũ khí hiện đại của NATO, theo hãng tin AP.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 21/2/2023.
Mỹ ngày 25/9 đã ký thỏa thuận cho Ba Lan vay trực tiếp 2 tỷ USD để nước thành viên NATO chi tiêu nhằm hiện đại hóa quân đội. Khoản tiền 2 tỷ USD được Mỹ trích từ chương trình Tài trợ quân sự nước ngoài (FMF).
Mỹ cũng hỗ trợ Ba Lan số tiền lên tới 60 triệu USD để Ba Lan trang trải chi phí cho khoản vay. Đây là khoản trợ cấp nhằm đảm bảo rằng Ba Lan có thể đảm bảo các điều khoản có lợi cho khoản vay.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nói Ba Lan là nước đồng minh “mạnh mẽ”, có vai trò “rất quan trọng đối với chiến lược phòng thủ tập thể của NATO ở sườn phía đông”. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khoản vay trên được Washington ưu tiên dành cho đối tác an ninh quan trọng nhất.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề cập đến vai trò trung tâm của Ba Lan trong việc tạo điều kiện hỗ trợ quốc tế cho Ukraine. Gần đây, Ba Lan đã tuyên bố không gửi thêm vũ khí tới Ukraine. AP dẫn lời các nhà phân tích cho biết, tuyên bố của Ba Lan làm dấy lên lo ngại rằng sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine có thể sẽ suy yếu.
Ba Lan là quốc gia thành viên NATO có mức chi tiêu quốc phòng hàng đầu.
Ba Lan là một trong số các nước thành viên NATO hỗ trợ quân sự cho Ukraine mạnh mẽ nhất, cung cấp cho Ukraine một lượng lớn xe tăng, chiến đấu cơ và các trang thiết bị khác. Ba Lan cũng là trung tâm trung chuyển vũ khí phương Tây thông qua biên giới với Ukraine.
Theo AP, Ba Lan đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, bù đắp sự thiếu hụt bằng cách đặt mua hàng loạt xe tăng, chiến đấu cơ và các hệ thống pháo từ Mỹ, Hàn Quốc.
Gần đây, mối quan hệ Ba Lan – Ukraine trở nên căng thẳng vì mâu thuẫn xung quanh vấn đề ngũ cốc. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích việc Ukraine sẵn sàng bán phá giá ngũ cốc, gây tổn hại cho nông dân Ba Lan
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích cực tìm cách giảm bớt căng thẳng. Mỹ đã ca ngợi vai trò của Ba Lan trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Washington cũng nhấn mạnh rằng Ba Lan có lợi ích chiến lược khi giúp Ukraine đối phó Nga.
Tổng thống Ba Lan làm rõ tuyên bố không gửi vũ khí cho Ukraine
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng Warsaw có thể cung cấp cho Ukraine vũ khí cũ của nước này.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: Getty Images
Tuyên bố của Tổng thống Duda được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw sẽ không gửi thêm vũ khí cho Kiev trong bối cảnh tranh cãi về ngũ cốc vẫn còn tiếp diễn.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh TVN của Ba Lan ngày 21/9, Tổng thống Duda nói rõ nước này "không thể chuyển giao vũ khí mới mua cho việc tăng cường an ninh Ba Lan hoặc hiện đại hóa quân đội Ba Lan cho Ukraine". Tuy nhiên, ông gợi ý các hệ thống vũ khí đang ngừng hoạt động ở Ba Lan có thể được chuyển sang cho Ukraine.
Tổng thống Duda cũng lưu ý phát ngôn của Thủ tướng Morawiecki ngày hôm trước đã được diễn giải theo cách tồi tệ nhất. Ngày 18/9, Thủ tướng Morawiecki nói với các phóng viên rằng Ba Lan không còn chuyển vũ khí cho Ukraine vì họ đang trang bị cho Ba Lan những vũ khí hiện đại hơn.
Người phát ngôn chính phủ Piotr Mueller sau đó đã làm rõ phát ngôn và nói rằng Ba Lan sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine vũ khí từ các gói đã thỏa thuận trước đó.
Mâu thuẫn giữa Ukraine và Ba Lan nảy sinh sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích một số quốc gia châu Âu trong bài phát biểu của ông tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tổng thống Zelensky cáo buộc các quốc gia này thể hiện sự đoàn kết trong một sân khấu chính trị và "tạo ra một bộ phim kinh dị về ngũ cốc", đề cập đến cuộc tranh cãi đang nổ ra về ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine sang thị trường EU.
Do các tuyến đường vận chuyển lớn ở Biển Đen bị phong tỏa trong bối cảnh xung đột với Nga, nông sản Ukraine tràn ngập thị trường châu Âu khiến giá thị trường giảm mạnh và ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất địa phương.
Trước tình hình thừa nguồn cung, năm quốc gia thành viên EU, bao gồm Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia, đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine để bảo vệ nông dân trong nước. Kiev đã phản đối tính hợp pháp của những lệnh cấm này và đã đệ đơn tranh chấp lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ quyết liệt nhất của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Nga vào tháng 2/2022. Nước này đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn vũ khí hạng nặng.
Trong một tuyên bố gần đây, Tổng thống Andrzej Duda đã kêu gọi Kiev cần "ghi nhớ" vai trò của Ba Lan như một trung tâm hậu cần cho việc vận chuyển vũ khí. Ông đưa ra một ví dụ, ngầm ví Ukraine như một người chết đuối có thể vô tình kéo những người đến cứu xuống cùng.
Tổng thống Ba Lan làm rõ chuyện 'ngưng gửi vũ khí cho Ukraine' Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết tuyên bố trước đó của thủ tướng nước này rằng Ba Lan sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine đã bị hiểu sai. Ngày 21-9, một ngày sau tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki rằng Warsaw sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda lên...