Mỹ chờ đợi Trung Quốc gật đầu tham gia một liên minh quốc tế này
Mỹ mong muốn Trung Quốc tham gia liên minh quốc tế chống ma túy tổng hợp để chung tay chống lại hiểm họa chung này.
Hình ảnh một lọ 5ml fentanyl, loại thuốc tước đi sinh mạng của nhiều người Mỹ dưới 50 tuổi. (Nguồn: Drug Free Kids Canada)
Ngày 6/7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chống ma túy quốc tế và thực thi pháp luật Todd Robinson tiết lộ, Mỹ đã mời Trung Quốc tham gia liên minh quốc tế chống ma túy tổng hợp, dự kiến công bố trong tuần này, song đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bắc Kinh.
Một ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến đầu tiên về vấn đề này.
Theo ông Robinson, liên minh quốc tế chống ma tuý đã nhận được sự quan tâm tham gia từ 84 nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu của quá trình và kỳ vọng nhiều quốc gia khác sẽ trở thành một phần của liên minh trong thời gian tới, đặc biệt là Trung Quốc.
Mỹ hiện phải “đau đầu” giải quyết khủng hoảng fentanyl. Loại thuốc này và các dạng ma túy tổng hợp khác có liên quan đến cái chết của nhiều người Mỹ dưới 50 tuổi hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Theo kế hoạch, liên minh chống ma túy sẽ họp bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 78 vào tháng 9 tới và cuộc họp Ủy ban LHQ về Ma túy vào tháng 3/2024.
Chủ tịch AU kêu gọi phối hợp giải quyết khủng hoảng ở CHDC Congo và Sudan
Ngày 3/6, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat kêu gọi đoàn kết và phối hợp tích cực các nỗ lực khu vực và lục địa để giải quyết hiệu quả các cuộc khủng hoảng ở CHDC Congo (DRC) và Sudan trong một cuộc họp được tổ chức tại Luanda, thủ đô của Angola.
Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực châu Phi, phát biểu tại hội nghị cấp cao bất thường của Hội nghị quốc tế về vùng Hồ lớn (ICGLR), Chủ tịch Ủy ban AU nhấn mạnh rằng giải pháp lâu dài duy nhất cho các cuộc khủng hoảng ở châu Phi là hòa bình, đối thoại và thỏa hiệp mang tính xây dựng. Ông kêu gọi tất cả các bên cam kết đi theo con đường này. Ông Moussa Faki thông báo rằng Ủy ban AU đang chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh để tập hợp Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Trung Phi, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi, ICGLR và Cộng đồng Đông Phi (EAC).
Mô tả tình hình an ninh trong khu vực là "thảm khốc", với những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng, ông Moussa Faki lưu ý đến những thách thức an ninh cản trở sự phát triển, chẳng hạn như sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang như Phong trào 23/3, mối đe dọa khủng bố của Lực lượng Dân chủ Đồng minh, và sự khai thác bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên.
Ông bày tỏ sự đánh giá cao của AU đối với việc triển khai Lực lượng khu vực EAC ở miền Đông CHDC Congo và các quốc gia đóng góp quân đội vì sự cống hiến của họ trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng lại niềm tin vào lãnh đạo cấp cao.
Về các cuộc khủng hoảng ở Sudan, ông Moussa Faki nhấn mạnh rằng trách nhiệm chính để tìm ra giải pháp mà không cần dùng đến biện pháp quân sự "phải đến từ chính người dân Sudan". Ông cho biết AU đang làm mọi thứ có thể để thu hút càng nhanh càng tốt các bên tham gia đối thoại chính trị toàn diện, hoàn toàn phù hợp với họ. Theo đó, đây là cách duy nhất để "Sudan thoát khỏi cảnh nội chiến và toàn bộ khu vực khỏi hỗn loạn".
Nỗ lực của Nhật Bản trong vai trò tiên phong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Hiroshima (Nhật Bản) từ ngày 19 - 21/5 trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động phức tạp và khó lường. Giới chuyên gia cho rằng để giải quyết được những cuộc khủng hoảng hiện nay, G7 cần phải đạt được...