Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?
Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Myanmar kéo dài gần 20 năm qua và được coi là trở ngại cuối cùng để hai nước bình thường hóa quan hệ.
Theo New York Times, tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau cuộc gặp với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng ngày 14/9.
“Mỹ đang chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm vận mà chúng tôi áp đặt lên Myanmar trong một thời gian dài”, ông Obama nói: “Đây là một hành động đúng đắn để đảm bảo rằng người dân Myanmar sẽ được tưởng thưởng xứng đáng vì cách thức làm ăn mới dưới thời của một chính phủ mới”.
Một chặng đường chông gai
Mỹ đã rút Đại sứ của mình tại Myanmar vào năm 1990 sau khi giới quân sự nước này từ chối chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự. Sau đó, đến năm 1997, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với Myanmar và chỉ chịu nới lỏng vào năm 2011 sau khi Chính phủ quân sự tại Myanmar chấp thuận từng bước chuyển giao quyền lực cho các giới chức dân sự.
Kể từ đó, Myanmar đã tiến hành những bước đi vững chắc hướng tới việc mở rộng tự do chính trị mở đường cho cuộc bầu cử vào tháng 11/2015 với thắng lợi vang dội cho Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhấn mạnh, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt còn lại đòi hỏi Myanmar cần phải thể hiện được những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm tầm ảnh hưởng của quân đội đối với chính quyền nước này.
Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố, Myanmar cần phải thay đổi Hiến pháp để bảo vệ chính phủ dân sự nếu muốn toàn bộ các lệnh trừng phạt còn sót lại bị dỡ bỏ.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ ngày 14/9 cũng cho rằng, Mỹ sẽ chờ đợi xem bà Aung San Suu Kyi thực hiện cam kết của mình với Tổng thống Obama như thế nào rồi mới tính đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nói trên.
Trước đó, trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ: “Hiến pháp của chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn dân chủ bởi Hiến pháp này vẫn giành một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực chính trị cho giới quân sự.
Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng, chính trị có liên quan gì đối với giới quân sự, chính vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực của mình trong việc thay đổi Hiến pháp nhằm giúp Myanmar trở thành quốc gia hoàn toàn dân chủ như cha ông chúng tôi hằng mong muốn”.
Giới quân sự Myanmar hiện vẫn nắm quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ- hai bộ rất quan trọng của nước này- cũng như được đảm bảo có 25% ghế trong Quốc hội Myanmar tạo điều kiện để giới quân sự hoàn toàn có khả năng chia sẻ quyền lực với bà Aung San Suu Kyi.
Mỹ cần Myanmar để “xoay trục mạnh hơn”
Việc Mỹ quyết định chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm vào Myanmar diễn ra trong bối cảnh ông Obama cần củng cố chính sách xoay trục sang châu Á của mình trước khi rời khỏi Nhà Trắng trong vài tháng tới.
Trong khi đó, bà Aung San Suu Kyi đang có những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc- quốc gia láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar nhưng cũng là đối trọng hàng đầu của Mỹ trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 5, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ đỡ bỏ thêm một số lệnh cấm vận nhằm vào các doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước của Myanmar.
Giới chức Mỹ cũng đã chấp thuận gạt 100 cá nhân của Myanmar khỏi danh sách đen của nước này và nới lỏng các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Myanmar trong hàng loạt các lĩnh vực quan trọng.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ dễ dàng làm ăn hơn tại Myanmar.
Một quan chức Chính phủ Mỹ cho biết, một số lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar liên quan đến việc nước này giao thương với Triều Tiên, buôn lậu ma túy và một số vấn đề khác, vẫn sẽ được giữ nguyên.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ, một trong những ưu tiên hàng đầu của Myanmar là “hòa giải dân tộc và tiến tới hòa bình”. Bà Aung San Suu Kyi cho rằng, từ lâu Myanmar đã bị chia rẽ và tổn thương bởi các cuộc xung đột diễn ra triền miên.
Bà Aung San Suu Kyi cũng kêu gọi quốc tế cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào Myanmar sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ chấm dứt. “Tôi hy vọng rằng, các doanh nghiệp quốc tế sẽ đầu tư và thu được lợi nhuận tại Myanmar”, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố.
Thông tin về việc Mỹ định dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar đã được cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hoan nghênh. Các doanh nghiệp Mỹ coi việc My-Myanmar hướng tới bình thường hóa quan hệ là cơ hổi để khai thác tiềm năng tại quốc gia Đông Nam Á này.
“Động thái mang tính lịch sử này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương và đầu tư giữa hai nước phát triển và giúp Myanmar phát triển kinh tế lâu dài. Người dân Myanmar sẽ sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có thể dễ dàng tìm được việc làm”, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ Myron Brilliant nhận định.
Vướng vấn đề nhân quyền
Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn chưa nêu rõ thời điểm cụ thể để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Myanmar mà chỉ khẳng định rằng việc này sẽ sớm diễn ra.
Điều này là bởi Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Myanmar. Nghị sĩ Bob Corker , Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cũng đã bày tỏ mối quan ngại này với bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ.
“Tôi cảm thấy lo ngại về việc bà Aung San Suu Kyi bác bỏ những lo ngại mà tôi nêu ra với bà ấy về vấn nạn buôn người ở Myanmar”, ông Corker nói một cách rất thẳng thắn.
“Sau khi chứng kiến việc bà ấy không mấy bận tâm về vấn đề này, tôi dự định sẽ theo dõi thật sát sao nổ lực của Chính phủ Myanmar trong việc ngăn chặn tình trạng người dân Myanmar bị buôn bán trái phép và bị cưỡng bức lao động hoặc trở thành nô lệ tình dục”, ông Corker nhấn mạnh./.
Theo VoV
Tiết lộ những nhà tù bí mật ở Ukraine
Ban bao cao cua hai tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế "Quan Sát Nhân Quyền" (Human Rights Watch) và "Ân Xá Quốc Tế" (Amnesty International) cho biêt răng, 13 người đã được phóng thích tư nha tu bi mât cua Cơ quan An ninh Ukraine (SBU).
Các tù nhân đa được trả tự do sau khi hai tô chưc nay công bố báo cáo Anh không còn tồn tại, trong đo noi vê cac nhà tù bí mật ở Ukraine. Theo dư liêu cua hai tô chưc nay, sáu người đã được phong thich vào ngày 25.7, va 7 ngươi vao ngay 2.8. Nhân viên SBU đã đưa các tù nhân từ thanh phô Kharkov đến khu vực Donetsk và phong thich ơ đo, va đoi ho giư moi viêc trong im lăng, nếu không thi se co "những hậu quả nghiêm trọng".
Vao tháng 6.2016, trong môt cuôc hop bao, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Ivan Simonovic cho biêt rằng, Cơ quan An ninh Ukraine tiên hanh bắt giữ hàng loạt nhưng ngươi tham gia lực lượng dân quân ở Donbass.
Báo cáo của LHQ noi vê hàng trăm trường hợp bắt giữ bí mật và tra tân cac tù nhân. Tài liệu này cũng cho biêt răng, chinh quyên Ukraine đa thanh lâp năm nha tù bí mật. Trong một cuộc phỏng vấn vơi "Sputnik", cưu nghi si Quôc hôi Ukraine Vladimir Oleynik, nay la nha hoat đông nhân quyên, bày tỏ quan điểm rằng, phương Tây nhận thức được mức độ vi phạm nhân quyền ơ Ukraine: "Viêc phong thich 13 tù nhân tư cac nhà tù bí mật của SBU chỉ là đỉnh của tảng băng trôi, trên thưc tê trong cac nha tu bi mât co hang nghin tù nhân.
Điêu đo cho thây răng, châu Âu và công đông quôc tê không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trươc những hành động thô bạo cua chính quyền Kiev. Theo luật pháp Ukraine, trên lanh thô nươc nay không có cac nhà tù va phong giam thuôc nhưng cơ quan riêng biêt. Tât ca cac nha tu đêu trực thuộc Bộ Tư pháp. Vi vậy, sư tôn tai cua cac nha tu bi mât là một sự vi phạm, ma không noi vê nhưng trương hơp tra tân tu nhân. Gần đây tôi đã gặp gỡ với ông Alexei Samoilov, nha khoa hoc nổi tiếng tư thanh phô Kharkov, và ông nói với tôi rằng, ông đa bi tra tấn trong môt nhà tù bí mật: ông đa bi đánh đâp, co sử dụng dùi cui điện, chung dọa giết nhưng ngươi thân cua ông".
Theo ông Vladimir Oleynik, cac hanh vi thô bao chông lai người dân của nươc mình la một thực tế phổ biến dươi chế độ hiện nay ở Kiev. Và ông cho rằng, sớm hay muộn Kiev se bi trừng phạt vì cac hành vi đo: "Quyền lực ở châu Âu sẽ dần thay đổi, nhưng ngươi đa tưng đưa những kẻ đê tiện lên nắm chinh quyền ở Ukraine sẽ rơi khoi vũ đài chính trị. Những ke đo nhất thiết phải đứng trước vàng móng ngựa. Chân ly se thăng ơ Ukraine, đây chỉ là vấn đề thời gian"...
Theo Danviet
TT Philippines: Về nhân quyền, Obama phải nghe tôi nói Mỹ và Liên Hợp Quốc đang lên án chiến dịch đàn áp ma túy đẫm máu của tổng thống Philippines, cho rằng nó vi phạm nhân quyền. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Ngày 31.8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông đã sẵn sàng để thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama về bất kỳ vấn đề nào khi họ gặp nhau...