Mỹ chờ bắt cả người sáng lập Huawei?
Kể từ khi giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou, bị bắt ở Canada hồi tháng 12-2018, cả tập đoàn viễn thông Trung Quốc lẫn chính phủ Bắc Kinh đều không có nhiều lựa chọn đáp trả hoặc trả đũa.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei chỉ có thể phủ nhận các cáo buộc từ phía Mỹ, bao gồm làm ăn với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và đánh cắp các bí mật công nghiệp của Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross (giữa) công bố các cáo buộc nhằm vào Huawei hôm 28-1. Ảnh: The New York Times
Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tiếp kêu gọi Mỹ và Canada thả bà Meng. Nhưng nếu bà Meng bị dẫn độ sang Mỹ – Mỹ đã chính thức đưa ra yêu cầu với Canada, Trung Quốc hầu như không có cách gì ngăn chặn bàn tay của Washington, theo báo New York Times.
Lúc này, Trung Quốc đang đàm phán thương mại với Mỹ. Bất cứ phản ứng cứng rắn nào, như bắt giữ công dân Mỹ, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đàm phán.
Chưa hết, ngôn ngữ trong các cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ ám chỉ những lãnh đạo khác của Huawei, bao gồm người sáng lập Ren Zhengfei (cha bà Meng), cũng phải dè chừng khi đi tới các quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. “Nếu tôi là luật sư của ông Ren, tôi sẽ khuyên ông ấy cẩn thận” – ông Julian Ku, chuyên gia luật của Trường ĐH Hofstra (Mỹ), nhận định.
Điều này sẽ gây thêm khó khăn cho việc kinh doanh của Huawei ở châu Âu trong khi Mỹ từ lâu đã gây sức ép với nhiều đồng minh tại đây để “dứt áo” với tập đoàn Trung Quốc.
Video đang HOT
Bà Meng Wanzhou đang chờ xem có bị dẫn độ sang Mỹ hay không. Ảnh: AP
New York Times dẫn cáo trạng cho biết Huawei bắt đầu nói dối chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức tài chính đa quốc gia về việc làm ăn với Iran từ năm 2007. Điều này được rút ra trong cuộc thẩm vấn của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) với ông Ren vào tháng 7-2007. Khi đó, ông Ren khẳng định công ty ông tuân thủ mọi điều luật của Mỹ và không làm ăn trực tiếp với bất cứ công ty Iran nào.
Theo một nguồn tin của New York Times, bà Meng từng bị bắt giữ trong vài giờ khi bà tới sân bay quốc tế Kennedy ở New York vào năm 2014. Các thiết bị điện tử của bà bị tịch thu và trong đó, giới chức Mỹ phát hiện một tập tin chứa các đầu mối về quan hệ giữa Huawei và Skycom – bị cho là công ty con không chính thức mà Huawei dùng để giao dịch với phía Iran.
Ngoài ra, Huawei bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ nhà cung cấp mạng không dây T-Mobile của Mỹ. Cụ thể, Huawei khuyến khích nhân viên của mình tiếp cận robot có biệt danh “Tappy” mà T-Mobile dùng để thử nghiệm điện thoại thông minh.
Ông Ren Zhengfei có thể lọt vào tầm ngắm của giới điều tra Mỹ. Ảnh: AP
Những chứng cứ nêu trong các cáo trạng được đưa ra vào cuối tháng 1 kể trên “có thể đủ để Canada đồng ý cho dẫn độ bà Meng sang Mỹ”, theo chuyên gia Ku của Trường ĐH Hofstra.
Đặc biệt, New York Times cho hay các công tố viên còn nêu danh tính của ít nhất một trong số bị cáo và để ngỏ khả năng bắt giữ người này. Theo ông Ku, người này chưa chắc là ông Ren nhưng cũng không có gì đảm bảo người sáng lập Huawei “thoát” khỏi tầm ngắm sau này.
Hải Ngọc (Theo New York Times)
Theo Nguoilaodong
Mỹ và Trung Quốc cách xa thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã đưa nhận định trên trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang xúc tiến các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận cho cuộc tranh chấp thương mại vốn bùng phát từ năm ngoái.
Xe ô tô mới tại một bãi đỗ xe của một công ty ô tô ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với hãng tin CNBC ngày 24/1, Bộ trưởng Ross nêu rõ "chúng tôi vẫn còn cách xa việc đạt được một giải pháp và điều này không nên quá ngạc nhiên".
Trong bối cảnh vẫn còn nhiều việc cần phải hoàn thành, ông Ross cho rằng vẫn còn "một cơ hội công bằng" để đạt được một thỏa thuận dù thừa nhận khó có thể giải quyết những vấn đề mà hai bên còn tranh chấp trong một thời gian ngắn.
Bộ trưởng Ross nêu rõ: "Tôi tin Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận. Tôi tin chúng ta muốn đạt được một thỏa thuận, song đó phải là một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên".
Quan chức này cũng hạ thấp khả năng các cuộc đàm phán song phương vào tuần tới sẽ giải quyết được tất cả vấn đề giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Theo kế hoạch, một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc sẽ tới thủ đô Washington vào tuần tới để tiến hành đàm phán trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực tìm một giải pháp trước ngày 1/3 tới.
Tông thông My Donal Trump tuyên bô se tăng thuê tư 10% lên 25% đôi vơi hang nhâp khâu tri gia 200 ty USD tư Trung Quôc tư ngay 2/3/2019 trư khi Trung Quôc thưc hiên cac biên phap đê bao vê quyền sở hữu tri tuê cua My.
Chinh quyên Tông thông Trump cung muôn Băc Kinh châm dưt chinh sach buôc cac công ty My chuyên giao công nghê cho cac đôi tac Trung Quôc, cho phep doanh nghiêp My dê dang tiêp cân thi trương va giam cac hang rao phi thuê quan khac đôi vơi san phâm cua My. Trung Quôc đa nhiêu lân bac bo cac khiêu nai vê lam dung sơ hưu tri tuê va bac bo cao buôc cac công ty nươc ngoai phai đôi măt vơi viêc chuyên giao công nghê cho nươc nay.
Hiện nhiêu công ty cua ca hai nươc đang chiu thiêt hai tư căng thăng thương mai My - Trung. Đâu thang này, tập đoàn công nghệ Apple Inc của Mỹ hạ triển vọng doanh thu của hãng do nhu câu tai thi trương Trung Quôc giam. Ngày 23/1, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett bày tỏ tin tưởng rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3.
Phương Oanh (TTXVN)
Theo Tintuc
Các bên bận rộn đàm phán AP đưa tin nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), Cao ủy Phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom đã tới Washington để gặp Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong nỗ lực để đạt được một thỏa thuận thương mại. Còn tại Bắc Kinh ngày 8-1, các quan chức Trung Quốc và Mỹ có ngày họp...