Mỹ: Chính quyền nhiều bang cấm chủ nhà đuổi người thuê vì chậm nộp tiền
Một số bang, thành phố của Mỹ cấm chủ nhà đuổi người thuê vì chậm nộp tiền trong bối cảnh túi tiền của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì COVID-19.
Trước việc số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh, hàng loạt các thành phố như Seattle (Washington) và San Francisco, Westminster (California) và một nửa số bang tại Mỹ, trong đó có Florida, New York cấm chủ nhà đuổi người thuê không thể thanh toán tiền nhà do ảnh hưởng của COVID-19.
Tuy nhiên, tiền nhà vẫn phải trả. Việc khất tiền có thể không khiến người thuê nhà bị đuổi đi ngay lập tức, nhưng nếu vấn đề này kéo dài họ vẫn sẽ bị đuổi.
Như tại California, giới chức yêu cầu người thuê nhà phải báo cho chủ nhà bằng văn bản về khó khăn tài chính của họ trong vòng 7 ngày trước khi đến hạn nộp tiền. Người thuê nhà phải có hồ sơ chứng minh họ gặp khó khăn kinh tế do đại dịch, nhưng không bắt buộc phải nộp cho chủ nhà.
Tuy nhiên, người thuê nhà được khuyến cáo sớm hoàn trả số tiền còn thiếu. Khi lệnh cấm hết hạn, nếu người thuê nhà không trả được tiền, các chủ nhà được phép đuổi họ.
Một số bang và thành phố ở Mỹ cấm chủ nhà đuổi người thuê nhà nếu trễ hạn nộp tiền nhà. (Ảnh: Nextcity)
Ông Solomon Greene, thành viên tại Viện Đô Thị cho rằng, vào thời điểm khó khăn này, người thuê nhà cùng với việc báo cho chủ nhà họ không có khả năng thanh toán, có thể xin hỗ trợ từ các tổ chức phi lợi nhuận và sử dụng số tiền mặt được chính phủ trợ cấp trong gói kích thích 2.000 tỷ USD.
Một số chủ nhà cũng đang tìm cách hỗ trợ người thuê nhà của họ. lay Grubb, CEO của Grubb Properties, nhà phát triển phân khúc nhà cho thuê ở Charlotte, Bắc Carolina cho biết anh đã giảm 10% giá thuê nhà cho những người thanh toán tiền nhà trước 1/4. Gần 70% người thuê nhà của anh tận dụng ưu đãi này.
“Chúng tôi quyết định sẽ cung cấp một chương trình mới cho 30% cư dân còn lại”, Grubb cho hay.
Grubb nói rằng vào thời điểm khó khăn như hiện nay, các chủ nhà cần hỗ trợ người thuê nhà để cùng nhau vượt qua khủng hoảng.
Theo thống kê, gần 1/3 trong số 13,4 triệu người thuê nhà ở Mỹ không thể trả tiền thuê nhà của họ từ 1-5/4.
Trong 13,4 triệu người này, 69% đã trả tiền thuê nhà của họ trong khoảng thời gian từ 1-5/4. Cùng thời gian này năm 2019, tỷ lệ trên là 82%.
Tháng trước, 81% người thuê nhà trả được tiền thuê trước 5/3.
Đó là bằng chứng bổ sung cho thấy đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng ra sao tới thị trường việc làm ở Mỹ. Hệ quả có thể nhìn thấy luôn, túi tiền của người dân Mỹ bị ảnh hưởng.
Hiện tại, có gần 10 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tháng 3.
Người thuê nhà ở Mỹ gặp khó trong cuộc khủng hoảng COVID-19. (Ảnh: Nawa4u)
Theo Priscilla Almodovar, CEO của Enterprise Community Partners, một tổ chức phi lợi nhuận quốc gia đang phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ, có tới 44 triệu hộ gia đình Mỹ phải thuê nhà và thống kê trên chỉ phản ánh dữ liệu của gần 1/3 trong số đó. Nó không bao gồm phân khúc nhà ở được trợ cấp, chủ yếu dành cho những người có thu nhập thấp.
Almodovar cho biết, việc đóng tiền nhà vào thời điểm này ngoài vấn đề thu nhập giảm còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như việc một số văn phòng cho thuê nhà bị đóng cửa…
“Chúng ta sẽ không thực sự có một bức tranh chính xác về tác động của việc hàng triệu người nộp đơn xin thất nghiệp cho tới tháng 5. Tiền thuê nhà tháng 4 có thể là tiền tiết kiệm của họ“, Almodovar cho hay.
Video: Phi đội Mỹ bay biểu diễn, tôn vinh những nhân viên y tế chống dịch COVID-19
Tổ chức của Almodovar đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ những người cho thuê bằng cách chi trả một phần cho các chủ nhà.
Hồi cuối tháng 3, Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD. Một phần trong đó giúp hỗ trợ vấn đề thuê nhà. Cụ thể, những người được chính quyền liên bang trợ giá để thuê nhà giá rẻ sẽ nhận được một số hỗ trợ như không bị đuổi trong vòng 120 ngày và có thể trả tiền nhà trễ hạn.
SONG HY
'Đừng bắt tay nhé' - chuyến đi chỉ đạo chống virus corona của ông Tập
Ông Tập đã xuất hiện tại Bắc Kinh để kiểm tra công tác chống dịch và động viên các nhân viên y tế tại Vũ Hán. Đây là lần đầu ông Tập xuất hiện kể từ khi gặp thủ tướng Campuchia.
Khi bước vào văn phòng thành phố cách Tử Cấm Thành 8 km về phía bắc, Chủ tịch Tập Cận Bình kéo tay áo khoác, chìa cổ tay ra. Một phụ nữ đeo khẩu trang và găng tay phẫu thuật kiểm tra xem ông có bị sốt không.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Tập Cận Bình công khai xuất hiện kể từ khi gặp thủ tướng Campuchia vào tuần trước và là một trong số ít lần ông Tập xuất hiện kể từ khi dịch bệnh bùng phát thành khủng hoảng vào tháng trước.
Ông Tập Cận Bình nói chuyện với cư dân Bắc Kinh hôm 10/2 trong một bức ảnh do Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước công bố. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Điều này cho thấy ông Tập đang ở "tiền tuyến" (như cách truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi) trong cuộc chiến chống dịch bệnh do virus corona mới gây ra, ngay cả khi tâm dịch thực sự cách đó hơn 950 km, tại thành phố Vũ Hán.
Chuyến đi giữa khủng hoảng
Ông Tập đã đến thăm một trung tâm sinh hoạt cộng đồng, một bệnh viện và một trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Triều Dương, một trong những quận lớn nhất của thủ đô Bắc Kinh. Và lần đầu tiên, ông cũng nói chuyện trực tiếp - thông qua cuộc gọi video - với những người đang trực tiếp chiến đấu với dịch bệnh: các nhân viên y tế ở Vũ Hán.
Theo một nhà bình luận trên chương trình tin tức hàng đêm của đài CCTV, ông Tập đã đeo khẩu trang màu xanh da trời và tuyên bố Vũ Hán là "thành phố của những anh hùng". Ông cũng gọi dịch bệnh này là một "cuộc chiến của toàn dân".
"Chúng ta phải tự tin rằng mình sẽ thắng", ông Tập nói trong một trong những cuộc gọi video.
New York Times nhận định việc ông Tập rút lui khỏi sân khấu trung tâm đã làm dấy lên suy đoán về vai trò của ông và động lực của các lãnh đạo tại thời điểm Trung Quốc phải đối mặt với mối nguy với sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch SARS xảy ra 17 năm trước.
Ông Tedros Adhanom, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (trái), bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân, ngày 28/1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Chuyến đi của ông Tập hôm 10/2 có vẻ như nhằm mục đích dẹp bỏ những suy đoán này.
Truyền hình nhà nước miêu tả các cuộc họp là một minh chứng cho vai trò trung tâm của ông trong việc chỉ đạo phản ứng của chính phủ. Chuyến đi này cũng thể hiện sự đồng cảm đối với những người dân bình thường có cuộc sống bị đảo lộn bởi dịch bệnh và các biện pháp do chính phủ áp đặt để ngăn chặn dịch.
Việc kiểm tra nhiệt độ mà ông Tập phải thực hiện tại trung tâm cộng đồng và tại bệnh viện là thứ hàng triệu người Trung Quốc phải làm khi bước vào bất kỳ không gian công cộng nào, từ tàu điện ngầm đến trung tâm mua sắm. Bất cứ ai có dấu hiệu sốt đều có thể bị từ chối vào cổng và phải đi về nhà hoặc, trong trường hợp xấu hơn, được đưa trực tiếp đến bệnh viện để xét nghiệm và cách ly nếu cần.
Ông Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh, nói rằng tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ đã tạo ra áp lực, buộc ông Tập phải cho thấy rằng ông đích thân chỉ đạo phản ứng của chính phủ như thường lệ.
Trò chuyện với cư dân
Trong một đoạn video đăng hôm 10/2 trên trang web của chính quyền thành phố Bắc Kinh, ông Tập dường như đang ở trên một vỉa hè bên ngoài văn phòng thành phố trong khu phố Anhuali ở Bắc Kinh. Từ nơi đó, ông Tập nhìn lên và vẫy tay chào mọi người đang tập trung tại cửa sổ căn hộ để xem cảnh tượng bên dưới.
Ông cũng có những cuộc trò chuyện ngắn với một số ít cư dân, trong đó có hai người mang theo túi đựng hàng tạp hóa. Mọi người, theo lệnh của chính phủ, đều đeo khẩu trang.
"Đừng bắt tay nhau trong thời điểm đặc biệt này nhé?", ông Tập nói và khiến mọi người xung quanh bật cười. Sau đó, ông đã hỏi người dân: "Mua rau hết bao nhiêu tiền?".
Đi cùng với ông Tập trong các lần xuất hiện của ông là các quan chức cấp cao, bao gồm cả Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ, và Thị trưởng thành phố Trần Cát Ninh.
Công nhân mặc đồ bảo hộ trên xe tải chở thiết bị y tế tới bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán hôm 6/2. Ảnh: AP.
Ông Tập cũng đến thăm Bệnh viện Ditan. Bệnh viện này nằm gần văn phòng thành phố. Ông cũng mặc một chiếc áo blouse trắng, mặc dù các hình ảnh trên truyền hình không có cảnh ông Tập gặp bất kỳ bệnh nhân nào. Theo số liệu mới nhất của chính phủ, đã có 337 trường hợp nhiễm virus corona mới được xác nhận tại Bắc Kinh và hai trường hợp tử vong, gần đây nhất là vào ngày 7/2.
Ông Tập vẫn chưa đến thăm Vũ Hán. Nhiệm vụ đó thuộc về Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật đứng thứ 2 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, và Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan, người chỉ huy công tác chống dịch ở Vũ Hán trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, tại bệnh viện và sau đó tại văn phòng kiểm soát dịch bệnh ở Triều Dương, ông Tập đã chào các nhân viên và quan chức ở Vũ Hán thông qua cuộc gọi video.
Những cuộc gọi này bao gồm một cuộc họp chính phủ ở Vũ Hán do bà Tôn Xuân Lan đứng đầu cũng như các cuộc gọi với bác sĩ và y tá ở một số bệnh viện, trong đó có bệnh viện Hỏa Thần Sơn được xây dựng trong vài ngày sau khi thành phố 11 triệu dân bị phong tỏa.
"Ở đây, thay mặt cho Đảng ủy Trung ương", ông Tập nói với họ, "tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến các bạn và các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh trên toàn quốc".
Theo news.zing.vn
Quốc gia đang phải chiến đấu với 2 đại dịch cùng một lúc Người dân của quốc gia này đang phải chiến đấu với một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trong hơn 18 tháng, giờ đây họ lại phải chứng kiến sự bùng phát của đại dịch khác - Covid-19. Hàng ngàn người dân Congo đã tử vong trong suốt hơn một năm rưỡi qua vì Ebola. Những tưởng dịch...