Mỹ: Chiến lược ngoại giao tái cân bằng với châu Á-TBD
Trước thềm chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Barack Obama, dự kiến vào ngày 23/4, giới chức an ninh Mỹ khẳng định mục tiêu của chuyến đi của ông Obama là nhằm tái khẳng định các cam kết với khu vực cũng như về chiến lược ngoại giao tái cân bằng đối với châu Á-Thái Bình Dương mà Washington tuyên bố cách nay ba năm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu với báo giới ngày 21/4, ông Evan Medeiros, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, tuyên bố mặc dù các diễn biến khác ở các khu vực trên toàn cầu đang chi phối sự quan tâm của Mỹ, song tầm quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương đối với Washington là không thay đổi.
Ông nêu rõ chuyến công du phản ánh tái cân bằng ở châu Á là một chiến lược đối ngoại toàn diện của Mỹ. Cố vấn đặc biệt Medeiros nhấn mạnh chuyến công du, diễn ra trong bối cảnh các diễn biến Trung Đông hay Ukraine đặt ra nhiều thách thức cho đường lối ngoại giao của nước Mỹ, cũng đồng thời cho thấy Nhà Trắng có khả năng cùng lúc thực thi chính sách của mình trên nhiều khu vực.
Trong khi đó, Phó Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho rằng thông qua chuyến công du với chặng dừng chân đầu tiên là Nhật Bản, Washington tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh của Tokyo. Ông lưu ý tới Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật và khẳng định “Mỹ sẽ luôn tôn trọng cam kết bảo vệ Nhật Bản.”
Quan chức Nhà Trắng này cũng một lần nữa nhấn mạnh Nhật Bản và Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại trong bối cảnh tình hình tại Biển Hoa Đông vẫn đang diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Medeiros đã hoan nghênh việc Nhật Bản xem xét lại cơ sở pháp lý của quyền phòng vệ tập thể, cho rằng quyết định trên sẽ giúp tăng cường hợp tác song phương cũng như tạo điều kiện để liên minh hai nước đóng góp tốt hơn cho hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo kế hoạch, từ ngày 23/4, Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm bốn nước châu Á, đưa ông lần lượt tới các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Phillippines. Đây là chuyến thăm thứ năm tới châu Á kể từ khi ông Obama trở thành tổng thống Mỹ.
Dự kiến, tại mỗi chặng dừng chân, Tổng thống Obama sẽ cùng lãnh đạo các nước thảo luận về các vấn đề an ninh mà khu vực phải đối mặt cũng như hợp tác phát triển kinh tế.
Theo Vietnam
Tổng thống Mỹ tới châu Á nhằm trấn an đồng minh và đối tác
Tổng thống Mỹ thăm châu Á, trấn an các đồng minh và đối tác Quan hệ an ninh, thương mại sẽ là trọng tâm của chuyến công du châu Á bắt đầu từ ngày 23/4 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong buổi họp báo tại Washington DC vào sáng 21/4 (giờ địa phương), Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros cho biết mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của chuyến thăm là tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng toàn diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ (trái) và Thủ tướng Nhật (Ảnh: Getty)
Giám đốc Evan Medeiros cho hay: "Mỹ luôn cam kết đầy đủ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đã có mặt tại đây từ rất lâu. Đây không phải là vấn đề địa chính trị hay chính trị mà là bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh của Mỹ cũng như tiếp tục phát triển mối quan hệ nhân dân mà Mỹ đã xây dựng trong nhiều thập kỷ qua tại khu vực này".
Tại Nhật Bản, Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác an ninh, cũng như quan hệ thương mại, bao gồm tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes, Mỹ coi quan hệ đồng minh với Nhật Bản là hòn đá tảng trong chiến lược châu Á của Washington và cam kết hiện đại hoá mối quan hệ này. Ông Ben Rhodes nói: "Mỹ và Nhật Bản đã ký hiệp ước bảo vệ lẫn nhau. Việc Mỹ sẽ luôn tôn trọng nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước này là điều không cần phải bàn cãi".
Hỗ trợ của Mỹ trong vụ chìm phà Sewol, quan hệ đồng minh, hợp tác an ninh và vấn đề Triều Tiên sẽ là tiêu điểm trong cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye. Ngoài ra, 2 nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo việc thực hiện hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Malaysia được coi là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới quốc gia này kể từ năm 1966. 2 bên sẽ tập trung vào các vấn đề như đàm phán TPP, hợp tác an ninh, quốc phòng, an ninh biển và tranh chấp trên Biển Đông.
Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Philippines, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định cam kết đối với an ninh của Manila và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia, Medeiros cho biết Mỹ và Philippines đang thương thảo một thoả thuận hợp tác quân sự mới.
Theo ông Medeiros, một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Washington là hiện đại hoá các mối quan hệ đồng minh, có nghĩa là mỗi khi đồng minh của Mỹ phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh mới, cả truyền thống lẫn phi truyền thống, 2 bên cần hiện đại hoá quan hệ đồng minh để có thể đối phó với các thách thức này.
Ông Medeiros cho biết trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Obama sẽ nhấn mạnh rằng Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc là cơ chế rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và Mỹ cho rằng cần đẩy mạnh quá trình xây dựng Bộ quy tắc này nhằm tạo ra một khuôn khổ tích cực và mang tính xây dựng để quản lý các tranh chấp lãnh thổ.
Ông Obama tuyên bố: "Mỹ rất quan tâm đến cách ứng xử của các bên liên quan trong xử lý tranh chấp lãnh thổ và phản đối bất kỳ nước nào có hành vi đe doạ, ép buộc hoặc gây hấn để giải quyết tranh chấp. Hiện đã có khuôn khổ pháp lý quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình".
Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama là một minh chứng cho thấy Mỹ không hề bị phân tâm trước những biến động tại Ukraine hay Trung Đông mà hoàn toàn có khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
Về những quan ngại cho rằng Mỹ hiện đang nói nhiều hơn làm, ông Medeiros cho rằng cần phải nhìn vào những gì Mỹ đã thực hiện thay vì tập trung vào những gì Mỹ còn chưa hoàn thành trong chính sách tái cân bằng. Kể từ bài phát biểu tại Canberra, Australia vào năm 2011, Tổng thống Obama chưa bao giờ trực tiếp đề cập đến chiến lược tái cân bằng.
Việc Mỹ không có động thái cụ thể nào trong chính sách xoay trục cùng những phản ứng được coi là yếu ớt của Nhà Trắng trong các vấn đề như tranh chấp trên Biển Đông, cuộc nội chiến tại Syria, hay tình hình Ukraine đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương hoài nghi về khả năng tái cân bằng cũng như cam kết đảm bảo ổn định và hoà bình trong khu vực của Mỹ. Chuyến thăm 4 nước châu Á của ông Obama được kỳ vọng sẽ góp phần xoa dịu mối quan ngại này.
Theo VOV
5 yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát chiến tranh Trung - Mỹ Theo tờ News Strait Times (Malaysia), căng thẳng tại khu vực Đông Á đã leo thang đáng kể trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lậpVùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao phủ cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và chồng lấn với ADIZ của cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau đó...