Mỹ chỉ trích Trung Quốc “chơi trò đổ lỗi”
Ngày 4-6, trong một tuyên bố chung đăng trên website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), USTR và Bộ Tài chính Mỹ cho rằng những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc đã khiến Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh gây bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Quốc kỳ Trung Quốc (giữa) và quốc kỳ Mỹ. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Tuyên bố không đề cập hành động mới nào chống Trung Quốc, song nhấn mạnh Mỹ thất vọng về nội dung Sách trắng mà Trung Quốc công bố cuối tuần qua bảo vệ lập trường của Bắc Kinh và cáo buộc các quan chức Mỹ gây trở ngại trong các cuộc đàm phán. Tuyên bố cho rằng Trung Quốc “chơi trò đổ lỗi” và Sách trắng nói trên “xuyên tạc bản chất và lịch sử các cuộc đàm phán thương mại”.
Trong một diễn biến khác, tranh cãi thuế quan giữa Mỹ và Mexico chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 5% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mexico cho tới khi quốc gia láng giềng ngăn chặn hiệu quả dòng người di cư bất hợp pháp vào Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định trên không chỉ làm tiêu tan khả năng tái đắc cử của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu, mà còn đẩy kinh tế Mexico rơi vào suy thoái.
MINH CHÂU – LÊ VIỆT
Theo SGGP
Video đang HOT
Đâu là những rào cản lớn nhất của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?
Michael Pillsbury, một cố vấn của ông Donald Trump, cho biết về những hiểu lầm và sự lo ngại của Trung Quốc về việc bị bắt nạt đã tạo ra khoảng cách.
Ảnh: Politico.
South China Morning Post dẫn lời vị cố vấn của Tổng thống Mỹ cho biết rằng những quan điểm sai lầm có thể tạo ra khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại cuối cùng.
Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Học viện Hudson có trụ sở tại Washington, đã chỉ ra những hiểu lầm trong cuộc đàm phán gần đây nhất và việc thiếu một bản tiếng Trung chính thức cho những yêu cầu chính của Mỹ là trở ngại lớn hơn cả cơ chế thực thi đảm bảo Bắc Kinh thực hiện các cam kết. Ông Pillsbury đã phát biểu bên lề một sự kiện của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) diễn ra ở thủ đô nước Mỹ.
Sự bi quan của ông dựa trên những bình luận của ông Trump vào tuần trước rằng thuế nhập khẩu mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc vẫn có thể sẽ được giữ nguyên trong khoảng thời gian dài để đảm bảo Trung Quốc thực hiện đúng các cam kết.
Đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đã dẫn đầu một phái đoàn Mỹ tới gặp gỡ các đối tác Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 28 và 29.3. Vòng đàm phán nhằm mục đích tìm hiểu chi tiết về thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Pillsbury cho biết ông Trump không hoàn toàn hài lòng với thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017 khi Bộ trưởng Thương mại, Wilbur Ross, lãnh đạo phía Mỹ. Ông Trump cũng đã không hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán vào đầu năm 2018 khi ông Mnuchin phụ trách.
Ông Pillsbury nói: "Bây giờ chúng ta đang có đoàn phái thứ ba vào năm nay (năm của Lighthizer)".
Ông nói thêm rằng ông không đồng ý với những lời bình luận của cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đã đưa ra vào ngày 28.2, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News về vòng đàm phán gần nhất ở Washington vài ngày trước đó.
Ông Robert Lighthizer, trưởng đoàn đàm phán của phía Mỹ.
Ông Kudlow đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn sau đàm phán rằng đại diện thương mại Mỹ, Lighthizer đã khiển trách gay gắt phía Trung Quốc thì họ mới quay trở lại bàn đàm phán sau ngày đầu tiên đàm phán đầy khó khăn, và ngày thứ 2 thì đàm phán đổ vỡ.
Pillsbury cho biết những nhận xét của ông Kudlow có thể cho thấy những quan chức diều Trung Quốc nghĩ rằng phái đoàn Mỹ đã bắt nạt các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc và khiến Phó Thủ tướng Lưu Hạc không hài lòng.
Ông Pillsbury bày tỏ: "Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ cứng rắn và không chấp nhận yêu cầu của Mỹ vì lo ngại sai lầm trong quá khứ sau bình luận của Kudlow".
"Chúng ta vẫn đang trong năm Lighthizer. Điều này giúp chúng ta có thể lạc quan rằng hai nước có thể đạt được một thỏa thuận, nhưng cũng có thể là buồn vì có quá nhiều xích mích. Những hiểu lầm không cần thiết dường như đã xảy ra".
"Một phần của vấn đề dường như là vì thỏa thuận không có phiên bản tiếng Trung để phái đoàn Trung Quốc có thể gật đầu đồng ý". Mối quan ngại của ông Pillsbury là ông không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ nhân nhượng và sẽ không trả đũa nếu chúng ta áp thuế lên họ lần nữa.
Ông nói rằng việc không có bản dịch tiếng Trung là một nguồn gốc cho một hiểu lầm khác có thể xảy ra. Bản dịch thỏa thuận dự thảo dài 120 trang sang tiếng Trung sẽ là cần thiết cho các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh đồng ý thông qua.
Ông Pillsbury nói: "Cả hai bên đã đưa ra các yêu cầu của họ trong các cuộc đàm phán thương mại vào tháng 5 năm ngoái. 28 yêu cầu từ phía Mỹ và 10 từ Trung Quốc. Nó đặt cả hai nhà lãnh đạo dưới áp lực trong nước để giữ vững lập trường của họ. Và điều này có thể đã làm tăng thêm sự hiểu lầm.
Nhưng ông không loại trừ khả năng Trung Quốc nhượng bộ để đạt được thỏa thuận trong thời gian ngắn vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện rõ sự lo lắng về bất ổn và tăng trưởng chậm trong nước.
Theo NCĐT
Nhật Bản cảnh báo bất đồng Mỹ-Trung gây hại nền kinh tế toàn cầu Kyodo đưa tin, ngày 7/1, ông Hiroaki Nakanishi, người đứng đầu nhóm vận động kinh doanh lớn nhất Nhật Bản có tên "Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản," cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần gây tổn hại nền kinh tế toàn cầu. Quốc kỳ Trung Quốc (giữa) và quốc kỳ Mỹ. (Ảnh: Getty Images/ TTXVN) Phát...