Mỹ chỉ trích Trung Quốc chỉ thích đổ lỗi
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc phản ánh mô hình né tránh và đổ lỗi của Bắc Kinh.
“Các bình luận của ông ấy phản ánh một xu hướng vẫn đang diễn ra của Bắc Kinh là tránh đổ lỗi cho các hoạt động kinh tế kẻ cướp, thiếu minh bạch, không tôn trọng các thỏa thuận quốc tế và đàn áp nhân quyền toàn cầu”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói.
Tuyên bố này được ông Price đưa ra sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng mở lại đối thoại giữa hai nước, khôi phục mối quan hệ bị tổn hại nặng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông yêu cầu Washington tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, ngừng “bôi nhọ” Bắc Kinh, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của nước này và ngừng “thông đồng” với các lực lượng ly khai vì nền độc lập của Đài Loan.
Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ dở bỏ hàng rào thuế quan với hàng hóa và từ bỏ điều mà ông cho là đàn áp phi lý đối với lĩnh vực công nghệ của quốc gia tỷ dân.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh Mỹ coi mối quan hệ với Trung Quốc là một trong những quan hệ cạnh tranh mạnh mẽ.
Dưới thời Tổng thống Trump, Washington và Bắc Kinh xung đột trên nhiều mặt trận, từ căng thẳng thương mại, vấn đề Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương, yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông… cho đến nguồn gốc COVID-19.
Tuy nhiên, chính quyền Biden cũng đã phát đi các tín hiệu cho biết, họ sẽ duy trì áp lực lên Bắc Kinh.
Tổng thống Biden bày tỏ lo ngại về các hoạt động thương mại “cưỡng bức và không công bằng” của Bắc Kinh, lên án các hành vi đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với người dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Trung Quốc cũng là vấn đề hiếm hoi mà lưỡng đảng Mỹ đạt được tiếng nói chung. Hôm 22/2, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi khẳng định Mỹ cần đặt lên bàn tất cả các lựa chọn để buộc trách nhiệm về các hành vi của mình.
Đại sứ quán Mỹ tại Iraq bị tấn công rocket
Hai rocket rơi xuống gần đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh, khu vực an ninh cao ở thủ đô Baghdad của Iraq, khiến Mỹ bày tỏ phẫn nộ.
Một loạt pháo phản lực (rocket) bắn vào Vùng Xanh, khu vực an ninh cao ở thủ đô Baghdad của Iraq, nơi tập trung các sở chỉ huy quân sự và cơ quan ngoại giao, bao gồm đại sứ quán Mỹ, hôm 22/2. Đây là đợt tấn công thứ ba trong một tuần nhằm vào cơ sở ngoại giao, quân sự và thương mại phương Tây ở Iraq trong một tuần qua.
Ít nhất hai quả đạn rơi xuống Vùng Xanh nhưng không gây thương vong. Nguồn tin an ninh cho biết hệ thống phòng thủ C-RAM tại đại sứ quán Mỹ không khai hỏa do các quả đạn không rơi xuống đây, trong khi một quả rocket đã đánh trúng trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Iraq gần đó và làm hư hại nhiều ô tô.
Khu đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad. Ảnh: Reuters .
Mỹ tiếp tục bày tỏ phẫn nộ với vụ tấn công nhưng khẳng định sẽ không phản ứng vội vã. "Chúng tôi sẽ phản ứng theo cách được tính toán dựa trên thời gian biểu riêng, sử dụng hàng loạt công cụ vào thời điểm và vị trí thích hợp. Chúng tôi sẽ không để leo thang căng thẳng theo ý muốn của Iran và hỗ trợ nỗ lực của họ nhằm gây bất ổn Iraq", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay.
Chính quyền cựu tổng thống Donald Trump từng dọa trả đũa Iran nếu có người Mỹ thiệt mạng trong những vụ tấn công rocket tại Iraq. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/2 cũng bày tỏ sự phẫn nộ và kêu gọi điều tra vụ tấn công rocket làm hai người chết ở Erbil, miền bắc Iraq, cho thấy sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, sau đó rút hoàn toàn khỏi Iraq tháng 12/2011 theo lệnh của cựu tổng thống Barack Obama, nhưng quay lại từ năm 2014 để chống IS theo đề nghị của chính phủ nước này. Vẫn còn hàng nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy.
Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket trong năm ngoái. Mỹ cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn công và nhiều lần không kích đáp trả.
Tín hiệu mở đường Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực, thể hiện qua hàng loạt động thái "xuống thang" mà chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong thời gian gần đây. Đó cũng có thể được xem là những tín hiệu mà người Mỹ, người Iran và cả thế giới luôn mong...