Mỹ chỉ trích Malaysia trục xuất người Myanmar
Mỹ chỉ trích Malaysia vì trục xuất hơn 1.000 công dân Myanmar giữa lúc nước này bất ổn, dù tòa án đã yêu cầu tạm ngừng hành động trên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 24/2 chỉ trích quân đội Myanmar “lâu nay có tiếng là vi phạm nhân quyền với người dân tộc thiểu số và người theo tôn giáo khác”. Price nhấn mạnh Malaysia vẫn tiến hành trục xuất “bất chấp lệnh yêu cầu ngừng của tòa án, cũng như trong bối cảnh tình hình bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp báo ở Washington hôm 24/2. Ảnh: AP
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực định trục xuất người nhập cư Myanmar tạm dừng hoạt động này cho tới khi Cao ủy Liên Hợp Quốc về Tị nạn (UNHCR) có thể đánh giá những người đó có gặp nguy hiểm hay không”, Price nói.
Video đang HOT
1.086 người nhập cư Myanmar, bao gồm cả người xin tị nạn, hôm 23/2 xuất phát từ một căn cứ quân sự Malaysia và lên tàu hải quân về nước. Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này. Vài giờ trước đó, Tòa án Tối cao Kuala Lumpur đã yêu cầu tạm ngừng để các nhà nhóm nhân quyền tiến hành thách thức pháp lý.
Giới chức Malaysia không giải thích lý do phớt lờ lệnh của tòa án. 4 nhà lập pháp phe đối lập Malaysia đã đưa ra tuyên bố chung lên án việc trục xuất “vô nhân đạo” và đề nghị kỷ luật các quan chức đã làm ngơ lệnh của tòa án.
“Hành động này rõ ràng thể hiện chính phủ Malaysia không tôn trọng tòa án, làm xấu hình ảnh của đất nước trên mặt trận nhân quyền”, họ nói.
Giới chức Malaysia đã nhấn mạnh những người bị trục xuất vi phạm nhiều quy định, như ở quá hạn visa, đồng thời hoạt động trên nằm trong chương trình hồi hương thường xuyên. Malaysia năm ngoái đã trục xuất khoảng 37.000 người nước ngoài.
Trên thực tế, các nhóm nhân quyền hiếm khi tiến hành thách thức pháp lý đối với hoạt động trục xuất. Tuy nhiên, họ hiện tại lo ngại về tình hình ở Myanmar, nơi quân đội tiến hành cuộc đảo chính hôm 1/2 và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo của chính phủ dân cử.
Quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi tại Myanmar vẫn diễn ra khắp cả nước, khi người dân cảm thấy không yên tâm về chính quyền quân sự.
Mỹ lên án bạo lực với người biểu tình Myanmar
Mỹ lên án việc sử dụng bạo lực đối với người biểu tình sau cái chết của một cô gái, đồng thời kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực.
"Chúng tôi lên án bất kỳ bạo lực nào đối với người dân Myanmar và nhắc lại lời kêu gọi quân đội Myanmar kiềm chế bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói tại cuộc họp báo hôm 19/2.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Mya Thwate Thwate Khaing, 20 tuổi, tử vong sau 10 ngày được điều trị tại bệnh viện vì bị bắn vào đầu khi tham gia biểu tình phản đối đảo chính ở thủ đô Naypidaw, Myanmar. Đây là người biểu tình đầu tiên thiệt mạng từ khi phong trào chống đảo chính tại Myanmar bắt đầu.
Hoa, chân dung và cờ của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ được trưng bày để tưởng nhớ Mya Thwate Thwate Khaing ở Yangon hôm 19/2. Ảnh: AFP .
"Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để khuyến khích cộng đồng quốc tế hành động tập thể chống lại những kẻ chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính này", Price nói thêm, đồng thời cho biết Washington rất lấy làm tiếc về cái chết của Mya Thwate Thwate Khaing.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Antony Blinken nói rằng Mỹ, quốc gia đã áp đặt biện pháp trừng phạt với các tướng Myanmar, hy vọng áp lực quốc tế sẽ buộc chính quyền quân sự ở Myanmar nhượng bộ. Blinken đã thảo luận về khủng hoảng ở Myanmar trong cuộc điện đàm chung với các đồng minh châu Á và châu Âu hôm 18/2.
"Áp lực cần có thời gian để cảm nhận được. Hy vọng của tôi là khi ngày càng có nhiều quốc gia hợp tác để làm rõ rằng điều này là không thể chấp nhận, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi từ quân đội", Blinken nói. "Thực tế phũ phàng là quá trình chuyển đổi dân chủ đã bị gián đoạn. Cộng đồng quốc tế cần lên tiếng rõ ràng bằng một tiếng nói thống nhất rằng điều này là không thể chấp nhận được".
Mya Thwate Thwate Khaing bị bắn trúng đầu khi lực lượng an ninh sử dụng đạn cao su giải tán người biểu tình hôm 9/2. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện điều trị cho Mya Thwate Thwate Khaing cho hay ít nhất hai người bị thương nặng vì bị bắn bằng đạn thật.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Hãng bia Nhật cắt hợp tác với công ty quân đội Myanmar Hãng bia Kirin của Nhật Bản tuyên bố chấm dứt hợp tác liên doanh với tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính. "Trong tình hình hiện tại, chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài chấm dứt quan hệ liên doanh với MEHL, công ty cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội...