Mỹ: Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến lên gần 5.000 tỷ USD
Trung tâm Medicare và Dịch vụ Medicaid của Mỹ (CMS) ngày 12/6 công bố số liệu cho thấy chi tiêu chăm sóc sức khỏe ở Mỹ trong năm 2023 ước tính tăng 7,5%, lên 4.800 tỷ USD – cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm dự kiến đạt 6,1%.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Theo CMS, chi tiêu cho chương trình bảo hiểm sức khỏe dành cho người thu nhập thấp Medicaid và bảo hiểm y tế tư nhân đã thúc đẩy đà tăng trên, khi tỷ lệ dân số được bảo hiểm lên tới mức cao lịch sử 93%.
Con số này có được là do số lượng người đăng ký tham gia Medicaid cao kỷ lục, với 91,2 triệu người. Theo tính toán, chi tiêu dành cho chương trình Medicaid tăng 5,7% lên 852 tỷ USD, trong khi đó, chi tiêu dành cho chương trình Medicare (bảo hiểm cho người già) thậm chí tăng 8,4% lên hơn 1.000 tỷ USD. Ngoài ra, chi tiêu cho bảo hiểm y tế tư nhân cũng tăng 1,1% lên 1.400 tỷ USD.
Theo ước tính, chi tiêu chăm sóc sức khỏe cho mỗi người dân Mỹ là khoảng 14.423 USD trong năm 2023 và 15.074 USD trong năm 2024. Trong khi đó, chi tiêu y tế quốc gia dự kiến sẽ tăng 5,2% trong năm 2024.Nhìn chung, trong giai đoạn 2023-2032, chi tiêu y tế dự kiến sẽ tăng trung bình 5,6%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP 4,3%/năm dự kiến trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Trong 10 năm tới, chi tiêu cho Medicare sẽ còn tăng, một phần do các biện pháp trong khuôn khổ Đạo luật giảm lạm phát của Tổng thống Joe Biden, trong đó quy định giới hạn 2.000 USD/năm đối với những chi trả cá nhân. Trong những năm tiếp theo, chi tiêu sẽ giảm dần khi các điều khoản khác của đạo luật trên có hiệu lực.
Xe điện bị lôi vào cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Đơn khiếu nại của Bộ Thương mại Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khoản trợ cấp của Mỹ dành cho xe điện dường như đang khơi mào một cuộc chiến mới giữa Bắc Kinh và Washington.
Xe điện của hãng BYD đang chờ xuất khẩu ở thành phố Yên Đài, Trung Quốc. Ảnh: Financial Times/Getty Images
Theo hãng thông tấn Tân Hoa, ngày 26/3, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên WTO về các khoản trợ cấp của Mỹ dành cho xe điện. Bộ trên cho biết đơn khiếu nại được đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất xe hơi năng lượng mới của Trung Quốc, cũng như để duy trì môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành công nghiệp xe hơi năng lượng mới toàn cầu.
Về phần mình, Mỹ đã chỉ trích quyết định này của Trung Quốc, cho rằng bên cạnh tranh không cân bằng ở đây là Bắc Kinh.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết: "Chúng tôi đang xem xét cẩn thận yêu cầu tham vấn. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các chính sách không công bằng, phi thị trường để làm suy yếu sự cạnh tranh công bằng và lan rộng sự thống trị của các nhà sản xuất nước họ trên thị trường toàn cầu".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên.
Trong tuyên bố của mình, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ không đề cập cụ thể đến lĩnh vực xe điện nhưng cho biết phái đoàn Mỹ tại Geneva đã nhận được thông tin rằng Trung Quốc đã đệ trình đơn khiếu nại lên WTO liên quan đến điều khoản trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) năm 2022.
Các quốc gia thành viên của WTO có thể nộp đơn khiếu nại về các hoạt động thương mại của các thành viên khác và tìm kiếm sự trợ giúp thông qua quy trình giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá tác động thực tế của vụ khiếu nại này là không rõ ràng. Nếu Mỹ thua và kháng cáo phán quyết, vụ khiếu nại của Trung Quốc có thể sẽ chẳng đạt được kết quả gì. Đó là vì Cơ quan phúc thẩm của WTO, tòa án tối cao của WTO, đã không hoạt động kể từ cuối năm 2019 do Mỹ ngăn bổ nhiệm các thẩm phán mới vào hội đồng.
Khiếu nại của Trung Quốc được đưa ra vài tháng sau khi Mỹ ra quy định hạn chế nhằm giảm số lượng ô tô điện đủ điều kiện nhận khoản tín dụng thuế mua hàng dao động từ 3.750 USD đến 7.500 USD. Theo luật mới của Mỹ, chỉ có 13 trong tổng số hơn 50 mẫu xe điện được bán tại thị trường nước này đủ điều kiện nhận khoản tín dụng thuế. Bên cạnh đó, theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, người mua ô tô điện không đủ điều kiện nhận các khoản giảm thuế nếu các bộ phận, linh kiện hoặc pin trong ô tô được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc, Nga, Triều Tiên hoặc Iran.
Trong một tuyên bố ngày 29/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng nhấn mạnh: "Chính sách của Trung Quốc có thể khiến xe điện của họ tràn ngập thị trường của chúng ta, gây nguy cơ cho an ninh quốc gia. Tôi sẽ không để điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ của mình".
Hiện tại, Trung Quốc là nước thống trị về pin dành cho xe điện cũng như có ngành công nghiệp ô tô đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến có thể thách thức các nhà sản xuất ô tô lâu đời trên thế giới khi họ vươn ra toàn cầu.
Tuy nhiên, nước này cũng đang phải đối mặt với một vấn đề khác, đó là tình trạng dư thừa công suất do được trợ cấp. Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã chỉ định xe điện là "ngành công nghiệp mới nổi chiến lược" và triển khai các khoản trợ cấp, bảo hộ. Kết quả là sản xuất xe điện phát triển thành một ngành công nghiệp cồng kềnh.
Theo tạp chí Asia Times, năm 2022 doanh số xe điện Trung Quốc chiếm gần 60% thị trường toàn cầu, đạt 6,9 triệu chiếc. Điều này khiến thị trường nội địa dần trở nên chật hẹp và ngày càng nhiều hãng xe Trung Quốc tìm cách mở rộng thị trường xe điện sang các nước phát triển, trong đó có Mỹ và châu Âu.
Dấu hiệu tan băng trong căng thẳng thương mại Mỹ - EU Mỹ và EU cam kết hợp tác khi cả hai bên hướng đến sự bùng nổ về sử dụng xe điện và các lĩnh vực xanh khác. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) tại Nhà Trắng ngày 10//2023. Ảnh: EPA-EFE. Theo hãng tin Reuters ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden...