Mỹ chi “tiền tấn” để đánh bại hệ thống phòng không Nga
Không quân Mỹ đã chính thức phát đi đề nghị mời thầu tham gia phát triển dự án tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa mới (LRSO). Đây sẽ là một loại vũ khí được thiết kế nhằm tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga như S-300 hay S-400.
“Sự tiến bộ nhanh chóng của các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa sẽ khiến máy bay tàng hình ngày càng trở nên dễ dàng bị bắn hạ. Những tổ hợp phòng không như S-300 và S-400 có thể được điều khiển bởi các loại radar tần số thấp nên sẽ phát hiện được những mục tiêu trên không ở khoảng cách hàng trăm km. Đây là chính là lí do Mỹ cần có một loại tên lửa với khả năng triển khai từ trên không ở khoảng cách siêu xa”, Trung tướng Jack Weinstein, Phó Tổng tham mưu Cục răn đe hạt nhân chiến lược Mỹ, giải thích với trang Scout Warrior về sự cần thiết của LRSO.
Tên lửa ALCM AGM-86 của Mỹ
Trên thực tế, nếu xét về lĩnh vực tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa, Mỹ cũng đang tụt hậu khá nhiều so với Nga. Hiện nay, loại tên lửa hành trình có tầm bắn xa nhất của Mỹ là AGM-129 nhưng phạm vi tấn công của nó chỉ đạt hơn 3000km, nhỉnh hơn một chút so với tên lửa hành trình thế hệ cũ của Nga là Kh-555 nhưng chỉ bằng 1/3 tầm bắn của 2 loại tên lửa hành trình tầm xa tiên tiến nhất mà Nga đang có là Kh-101 và Kh-102.
LRSO sẽ được Mỹ sử dụng để thay thế cho loại tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) AGM-86 mang đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân, trang bị trên các máy bay ném bom B-52. AGM-86 đã xuất hiện từ đầu những năm 1980 và đang trong giai đoạn kéo dài thời gian phục vụ hơn 10 năm so với thiết kế ban đầu.
Video đang HOT
Như ALCM, LRSO vẫn bao gồm bản dùng đầu đạn thường và hạt nhân nhưng nó sẽ có thể phóng được cả từ máy bay ném bom B-2 hoặc B-21 mới. Không quân Mỹ dự định kí 2 hợp đồng nghiên cứu đầu tiên cho loại tên lửa này vào quý 4-2017 và bắt đầu đưa nó vào biên chế nó từ năm 2030.
Đầu đạn mà LRSO sử dụng sẽ là phiên bản tân trang của đầu đạn W80 trên ALCM và có tên là W80-4. Quá trình sản xuất W80-4 sẽ bắt đầu từ năm 2025.
Trang Inside Defense cho biết, không quân Mỹ muốn mua 1000 tên lửa LRSO và chi phí cho toàn dự án có thể lên tới 17 tỉ USD, tuy nhiên, theo ước lượng của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (UCS), tổng chi phí cho dự án này phải lên tới 25 tỉ USD hoặc thậm chí hơn.
Theo Danviet
Mỹ thực sự thay đổi chiến thuật vì S-300 tại Syria?
Theo tờ The Washington Post ngày 17/10, việc Nga triển khai hệ thống S-300VM đến Syria có thể làm thay đổi chiến thuật của Mỹ tại quốc gia này.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng tờ The Washington Post có được cho biết, chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ về lý thuyết có thể miễn nhiễm với S-300 và cả S-400 của Nga tại Syria. Nhưng khả năng này chưa được thử nghiệm trong môi trường thực chiến và Mỹ không muốn tình huống này xảy ra ở Syria.
Động thái đưa hệ thống S-300 đến Syria đã tạo ra chiếc ô phòng không rộng khoảng 250 dặm. Và như vậy, Syria và một phần lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, một phần Địa Trung Hải đều nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng phòng không Nga.
Hệ thống S-400.
Chính diện tích chiếc ô phòng không Nga bao phủ khiến quân đội Mỹ thông qua quyết định trì hoãn chiến lược: tạm dừng các hoạt động không kích của liên minh và thay vào đó thúc đẩy hỗ trợ cung cấp vũ khí cho người Kurd và lực lượng đối lập Syria, tờ The Washington Post cho biết.
Tuy nhiên, trái với thông tin báo Mỹ lấy nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này, trong mấy ngày gần đây, Không quân Mỹ đã liên tiếp do thám Nga từ tứ phía - cả trên lãnh thổ Nga lẫn mục tiêu tại Syria.
Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Không quân Mỹ đã điều 1 máy bay không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk áp sát bán đảo Crimea, cùng lúc đó, một máy bay P-8A Poseidon cũng bay sát căn cứ hải quân Tartus tại Syria - nơi loạt chiến hạm Nga vừa hội tụ đến đây.
Hệ thống radar của Nga đã giám sát được hành trình bay của chiếc RQ-4 Global Hawk này khi nó cất cánh từ căn cứ không quân Sigonella ở Sicily, Italia và bay ở độ cao khá lớn và áp sát Crimea từ hướng Biển Đen và Ukraine.
Lúc đầu chiếc RQ-4 bay đến Crimea từ phía tây biển Đen và đi vào khu vực không phận vùng duyên hải Nikolaev của Ukraine. Sau đó, nó tiếp tục bay về phía đông biển Đen qua Kherson và Melitopol để tiến hành quan sát khu vực miền bắc Crimea.
Trong hành trình bay của mình, chiếc RQ-4 đã bay qua vùng Kirovograd và Vinnitsa của Ukraine, Moldova, Romania, Bulgaria và Hy Lạp. Đường bay này được cho là giúp RQ-4 quan sát được cả khu vực Đông Ukraine và mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Trong khi RQ-4 áp Nga từ hướng Biển Đen thì sáng 16/10, chiếc P-8A Poseidon mang số hiệu 168858 cũng cất cánh từ Sicily, Italia và đến bay cách căn cứ Hải quân của Nga tại cảng Tartus ở Syria khoảng 100km. Chiếc P-8A Poseidon đã thực hiện chuyến bay vòng tròn gần bờ biển Syria.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
S-400 của Nga có đủ trình bắn rơi F-22 của Mỹ tại Syria? Với việc căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang, quân đội Nga đang cảnh báo Mỹ rằng, họ có khả năng tấn công cả các máy bay tàng hình như Lockheed Martin F-22 Raptor, F-35 Joint Strike Fighter và Northrop Grumman B-2 Spirit bằng các hệ thống phòng không S-400 hoặc S-300V4 ở Syria. Tuy nhiên, giới chức và chuyên gia phương...