Mỹ chi nhiều triệu USD nuôi thêm khỉ thí nghiệm trong dịch Covid-19
Chính phủ Mỹ được cho đang đầu tư nhiều triệu USD vào chương trình nhân giống thêm khỉ vì mục đích nghiên cứu khoa học, sau khi nguồn cung động vật thí nghiệm cạn kiệt kể từ đại dịch Covid-19 bắt đầu.
Một trại nuôi khỉ phục vụ nghiên cứu ở bang Louisiana. REUTERS
Theo báo cáo trên chuyên san Nature , nhu cầu về động vật linh trưởng ở Mỹ, cụ thể là loài khỉ, đã tăng vọt sau khi Viện Y tế Quốc gia (NIH) cấp các khoản tài trợ cho nỗ lực nghiên cứu HIV/AIDS và nhu cầu nghiên cứu vắc xin Covid-19 bắt đầu tăng mạnh vào năm ngoái.
Trong 2 năm qua, NIH đã đầu tư khoảng 29 triệu USD cho việc xây dựng nơi ở và chăm sóc khỉ, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng tại 7 Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Mỹ (NPRC). Vào tháng 10 tới, NIH dự kiến sẽ chi thêm 7,5 triệu USD cho những hoạt động này.
Bên cạnh đó, ngân sách năm tài khóa 2022 của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng bao gồm khoản chi bổ sung 30 triệu USD để ủng hộ dự án nuôi khỉ tại NPRC và một trung tâm khác.
Hiện các trung tâm NPRC đang nuôi nhốt hơn 22.000 động vật, ngoài linh trưởng còn có chuột, theo Đài Fox News hôm 17.7.
Loài khỉ nâu thuộc nhóm linh trưởng thường được sử dụng nhất trong các chương trình nghiên cứu của NPRC, vì “những mối liên hệ sinh học” gần gũi giữa loài này và con người.
Ủy ban chỉnh sửa gien của WHO có nhiệm vụ gì?
Các loài khỉ khác cũng là đối tượng thí nghiệm bao gồm khỉ đầu chó, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi sóc, khỉ sóc.
Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng 68.257 con khỉ trong năm 2019, theo số liệu chính thức của Bộ Nông nghiệp.
Thí nghiệm trên động vật là đề tài gây tranh cãi kéo dài nhiều năm, và các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật thường xuyên phản đối giới khoa học thí nghiệm trên động vật sống.
Trước áp lực từ các tổ chức trên, nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới áp dụng quy định không chuyên chở linh trưởng, gây khó khăn cho nỗ lực vận chuyển động vật vì mục đích thí nghiệm.
Gỡ phong tỏa, số ca mắc Covid-19 ở Hà Lan tăng 500%
Hà Lan ngày 13.7 báo cáo nước này ghi nhận gần 52.000 ca mắc Covid-19 trong tuần qua, tăng gần 500% so với tuần trước đó.
Hà Lan gỡ bỏ phần lớn lệnh phong tỏa vào ngày 26.6, khiến số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Ảnh REUTERS
Cơ quan y tế Hà Lan ngày 13.7 báo cáo số ca mắc Covid-19 ở nước này đã tăng hơn 500% so với tuần trước. Theo đó, gần 52.000 người ở Hà Lan có kết quả xét nghiệm dương tính với virus trong tuần qua. Hãng tin AP cho biết Hà Lan rơi vào tình huống này vì đã nới lỏng các biện pháp hạn chế và cho phép câu lạc bộ đêm mở cửa từ ngày 26.6.
Số ca nhiễm tăng vọt khiến Hà Lan ngày 9.7 lại phải buộc các quán bar đóng cửa lúc nửa đêm. Vũ trường và câu lạc bộ cũng bị cấm mở cửa cho đến ít nhất là ngày 13.8. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 12.7 đã xin lỗi và thừa nhận việc dỡ bỏ phong tỏa quá sớm là "sai lầm" của chính phủ.
Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge ngày 12.7 cũng nói rằng biến thể Delta, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế vào cuối tháng 6 cùng thiếu giãn cách xã hội đã "tác động nhanh chóng" đến số ca bệnh.
Cơ quan y tế cộng đồng của Hà Lan cho biết trong số các ca bệnh có thể truy được nguồn gốc, 37% trường hợp có liên quan đến quán bar hoặc câu lạc bộ. Số ca nhiễm ở những người từ 18-24 tuổi tăng 262%, còn số trường hợp mắc Covid-19 ở những người 25-29 tuổi tăng 191%.
Tuy ca nhiễm tăng đáng báo động, số người nhập viện ở Hà Lan chỉ tăng 11% so với tuần trước, tức 60 bệnh nhân. Trong đó, 12 người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Hơn 46% người trên 18 tuổi ở Hà Lan đã hoàn thành chủng ngừa Covid-19. Nước này cũng tiêm ít nhất 1 mũi cho hơn 77% người trưởng thành. Các cơ quan y tế Hà Lan cho biết hơn 1,3 triệu người sẽ được tiêm liều vắc xin đầu tiên hoặc mũi thứ hai trong tuần này.
Hà Lan cùng với các quốc gia châu Âu khác đang phải đối mặt với việc số ca nhiễm bệnh gia tăng do biến thể Delta trong bối cảnh các chính phủ mong có thể dỡ bỏ hạn chế trong kỳ nghỉ hè. Các nước khác ở châu Âu cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để khống chế dịch Covid-19.
Indonesia điêu đứng với số ca nhiễm mới kỷ lục do biến thể Delta Ngày 14-7, Indonesia ghi nhận số mắc COVID-19 mới cao kỷ lục là 54.000 ca trong bối cảnh đã thực hiện giãn cách xã hội quy mô lớn ở nhiều điểm nóng để kiềm chế sự lây lan của biến thể Delta virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân và người nhà ngồi trên sàn, trong một căn lều tạm, dựng bên ngoài khu cấp cứu...