Mỹ chỉ là “hổ giấy”, không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Nhiều tướng quân đội hàng đầu khẳng định rằng, nếu Triều Tiên dội mưa tên lửa, tấn công Mỹ, Mỹ sẽ bắn hạ tất cả chúng. Tuy nhiên, một số nhà khoa học, các chuyên gia cũng như những nhà điều tra chính phủ tỏ ra nghi ngờ điều đó.
Tên lửa khủng Triều Tiên diễu binh ở Bình Nhưỡng.
Lầu Năm góc và Cơ quan phòng thủ tên lửa của họ nhiều lần đảm bảo với các nhà lập pháp và công chúng rằng, GMD ((Hệ thống Phòng thủ giai đoạn giữa dựa trên mặt đất) mặc dù nhiều lần thất bại trong khi thử nghiệm, nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ.
“Giờ đây chúng ta đã có chính xác những gì chúng ta cần để bảo vệ Mỹ, chống lại Triều Tiên”, Tư lệnh Không quân Mỹ Lori Robinson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ nhấn mạnh.
Chris Johnson, phát ngôn viên của Cơ quan Phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, Lầu Năm góc “tự tin về khả năng của chúng tôi để bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa tên lửa đạn đạo. Mặc dù chương trình đã gặp phải những khó khăn về hiệu quả và mức độ đáng tin cậy của nó trong giai đoạn phát triển. Song chúng tôi đã có những cải tiến đáng kể trong vài năm qua để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động theo thiết kế”.
GMD sử dụng phương tiện đánh chặn ngoài khí quyển (EKV) để phá hủy tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương. EKV dường như đã được vội vã đưa vào trang bị từ năm 2004 để ngăn chặn mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
EKV được trang bị hệ thống cảm biến và dẫn đường để phát hiện đầu đạn tách ra khỏi tên lửa, sau đó phá hủy chúng trong không gian. Trong quá trình đưa vào trang bị, EKV đã được cập nhật một số công nghệ mới, nhưng thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi. Theo đó, việc bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đang phụ thuộc vào phương tiện đánh chặn có thời gian sử dụng hơn 11 năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhà vật lí David Wright, người từng nhiều năm nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 40 tỷ đô của Mỹ – GMD và hiện là Giám đốc của Chương trình An ninh Toàn cầu nhấn mạnh: “Trên thực tế, các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu thường tin vào những khả năng quân sự mà họ không có”.
Tên lửa đánh chặn của hệ thống GMD phóng lên quỹ đạo trong một thử nghiệm đánh chặn. Ảnh: Armyrecognition
Theo đó, ông David Wright nghi ngờ tính hiệu quả của GMD vốn được xem là hệ thống chủ lực để bảo vệ nước Mỹ trước tên lửa đạn đạo liên lục địa của kẻ thù. GMD được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng nhắm vào nước Mỹ từ Triều Tiên hoặc Iran, tuy nhiên, tỷ lệ thành công của các đợt thử nghiệm hệ thống này đã không làm hài lòng giới quan sát cũng như các quan chức quân đội Mỹ.
Vấn đề đáng quan tâm là tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống GMD cực thấp. Theo The Los Angeles Times, trong số 9 cuộc tấn công mô phỏng kể từ khi hệ thống GMD được triển khai vào năm 2004 thì GMD đã thất bại trong việc đánh chặn các mục tiêu tới 6 lần. Hai trong số các thất bại gần đây nhất vào năm 2010 và 2013 là do lỗi của đầu đạn EKV. Thậm chí các cuộc tấn công mô phỏng còn dễ dàng và nhẹ nhàng hơn một cuộc tấn công trong thực tế.
Năm ngoái, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ, một cơ quan điều tra của Quốc hội Mỹ đã kết luận rằng, cơ quan điều hành hệ thống tên lửa GMD đã “không chứng minh được rằng hệ thống có thể bảo vệ lục địa Mỹ thông qua các cuộc thử nghiệm”.
Mặc dù các cơ quan tình báo không tin rằng, Triều Tiên hiện có khả năng bắn tên lửa hạt nhân tới Mỹ nhưng các nhà phân tích khẳng định rằng, nước này sắp đạt được khả năng đó.
“Mặc dù đã mất nhiều năm sửa chữa và cam kết khắc phục những thiếu sót về mặt kỹ thuật nhưng hiệu năng của hệ thống chỉ xấu đi, không tốt lên”, tờ Time kết luận.
Trong khi đó, tổ chức Liên hợp các nhà khoa học liên quan tháng 7 năm ngoái đã xem xét cẩn thận một báo cáo dài 47 trang đã gọi phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ tên lửa GMD là “tai hại”.
Về GMD, họ kết luận: “Thành tích thử nghiệm của nó là kém và không chứng minh được nó có khả năng chặn tên lửa đang bay tới trong các điều kiện thực tế”.
Đặc biệt một phụ tá cấp cao cho quốc hội Mỹ thường xuyên tiếp xúc với GMD tiết lộ với NBC News rằng: “Không có gì hoạt động tốt. Không gi hết. Các chương trình đánh chặn của nó (GMD) không hoạt động. Nó đã vài lần bắn hạ được các mục tiêu nhưng nó không đủ tin cậy để chúng ta đặt cược”.
Theo Danviet
Mỹ sắp thử nghiệm khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Lầu Năm Góc mới đây cho biết Mỹ sẽ tiến hành hai cuộc thử nghiệm lớn về khả năng bắn hạ các tên lửa của Triều Tiên trong tháng 5 tới. Thông tin này được tiết lộ ngay sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ thử tên lửa "hàng tuần".
Triều Tiên công bố các hình ảnh về các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo hôm 6/3. (Ảnh: Rodong Sinmun)
CNN đưa tin, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các cuộc thử nghiệm tại Thái Bình Dương đã được lên kế hoạch trong dài hạn. Đây là một phần trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Washington nhưng cho đến nay đang nhằm mục đích bảo vệ Mỹ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Theo giới chức quốc phòng Mỹ, một trong những hành động sẽ là phóng thử tên lửa cải tiến SM từ một tàu hải quân. Các vụ thử sẽ được tiến hành tại Thái Bình Dương bởi khu vực này đủ rộng, phù hợp với các vụ phóng tên lửa.
Tên lửa cải tiến SM mới chỉ được thử nghiệm một lần trước đây. Phiên bản mới được trang bị động cơ đẩy và đầu đạn được cải thiện. Điều này giúp tên lửa trên có tầm bắn xa hơn, như các mục tiêu ở bán đảo Triều Tiên, có thể được phóng ở tầm cao hơn và có khả năng tấn công chính xác hơn các tên lửa đe dọa sắp bay đến gần.
Đây là chương trình mà Mỹ đã phát triển cùng Nhật Bản, nhằm mục tiêu bắn hạ các tên lửa tầm trung của Triều Tiên vốn gây ra đe dọa với quốc gia đồng minh của Mỹ.
Một cuộc thử nghiệm khác cũng sẽ được tiến hành vào cuối tháng 5 tới tại Thái Bình Dương, trong đó kiểm tra khả năng Mỹ bắn hạ một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Mỹ sẽ sử dụng các tên lửa đánh chặn tầm xa từ các căn cứ không quân tại Alaska và California, với mục tiêu bắn hạ các tên lửa đe dọa bay qua khu vực biển Thái Bình Dương. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, chương trình này đã tồn tại hơn một thập kỷ qua nhưng chỉ có một nửa số cuộc thử nghiệm đã thành công.
Trong báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa này đã bị chỉ trích không ít. Báo cáo cho rằng hệ thống này đã "bộc lộ những khả năng hạn chế trong phòng vệ của Mỹ trước một lượng ít các tên lửa đơn giản của Triều Tiên và Iran".
Lầu Năm Góc đang xem xét có các động thái quân sự nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi Nhà Trắng có hành động tương tự. Hội đồng An ninh quốc gia cũng đang xem xét các lựa chọn giải quyết bằng con đường ngoại giao và biện pháp kinh tế.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc gia tăng sức ép đối với Triều Tiên, cho rằng Bắc Kinh nắm "chìa khóa" trong việc làm giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột tại khu vực này.
Nhật Minh
Theo CNN
Nhật hối thúc Triều Tiên kiềm chế hành động khiêu khích Nhật Bản hôm nay giục Triều Tiên kiềm chế trong tương lai và từ bỏ chương trình phát triển tên lửa hạt nhân. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm một nhà máy điện. Ảnh: KCNA Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với Quốc hội rằng ông sẽ trao đổi quan điểm về Triều Tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin...