Mỹ chi hơn 300 triệu USD bảo trì tên lửa hạt nhân Trident D5
Mỹ sẽ chi hơn 300 triệu USD để sửa chữa và bảo trì tên lửa hạt nhân Trident D5, một trong những tên lửa liên lục địa mạnh nhất của Mỹ.
Tên lửa Trident D5 của Mỹ – Ảnh: Hải quân Mỹ
Loại tên lửa này được phóng từ tàu ngầm và được xem là vũ khí chiến lược của hải quân Mỹ, Sputnik News hôm 10.2 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bản hợp đồng bảo trì tên lửa trị giá 302 triệu USD được ký kết giữa hải quân Mỹ với Công ty Charles Stark Draper Laboratory, bao gồm việc kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị và mô-đun tên lửa.
Hiện tại, Mỹ có hạm đội gồm 14 chiếc tàu ngầm được trang bị tên lửa Trident với khoảng 1.000 đầu đạn, theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS).
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đang thực hiện một chương trình nhằm giữ cho tên lửa Trident luôn sẵn sàng hoạt động trong suốt quá trình tàu ngầm vận hành. Mỹ dự kiến sẽ thay thế toàn bộ hạm đội tàu ngầm này vào năm 2031, theo Sputnik News.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard mang theo tên lửa Trident của Hải quân Hoàng gia Anh – Ảnh: Reuters
Tên lửa Trident do tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ Lockheed Martin sản xuất, gồm 2 loại là Trident C4 và D5. Trident D5 được xem là một trong những vũ khí chiến lược quan trọng nhất của Mỹ. Tên lửa dài 13,5 m, nặng 59 tấn, tầm bắn khi mang tải trọng tối đa là hơn 7.800 km và có thể đạt 11.300 km nếu giảm tải.
Với độ chính xác cao và mang được đầu đạn nặng, Trident D5 có thể cho phép Mỹ thực hiện chiếc lược răn đe hạt nhân chỉ với số lượng ít tàu ngầm. Hiện tại, trên thế giới chỉ có tàu ngầm của quân đội Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh là được trang bị Trident D5.
Trident C4 được Mỹ triển khai vào năm 1979 để thay thế tên lửa Poseidon; nặng 33 tấn, dài hơn 10 m và có tầm bắn khoảng 7.400 km. Đến năm 2005, Trident C4 được thay thế bằng Trident D5. Hợp đồng bảo trì tên lửa Trident của hải quân Mỹ sẽ kết thúc vào tháng 3.2019, Lầu Năm Góc cho biết.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Ấn Độ thử tên lửa hạt nhân có thể bay tới Bắc Kinh
Quân đội Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và bay tới mọi thành phố lớn của Trung Quốc.
Tên lửa Agni-V rời bệ phóng. Ảnh: Hindu Times
Vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Agni-V diễn ra trên đảo Wheeler ở vịnh Bengal. Theo chính phủ, thử nghiệm đã thành công trên cả mong đợi. "Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V của Ấn Độ rời bệ phóng lúc 8h09 ngày 31/1. Nó đạt điểm tối đa khi bắn chính xác mục tiêu, đáp ứng mọi yêu cầu mà chúng tôi đặt ra", National Interest dẫn tuyên bố của quân đội Ấn Độ.
Agni-V là tên lửa đạn đạo 3 tầng, tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn. Phạm vi hoạt động của nó đạt 5.000 km với đầu đạn 1,1 tấn. Khi vào biên chế, Agni-V sẽ giúp Ấn Độ tăng khả năng răn đe chiến lược với Trung Quốc. Nó đủ đặt các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, dưới tầm tấn công.
Đây là lần thứ ba Ấn Độ thử nghiệm Agni-V. Hai lần phóng thử trước đó diễn ra trong năm 2012 và 2013. Lần thử thứ ba cũng là lần đầu tiên Ấn Độ phóng Agni-V từ một bệ phóng di động trên xe tải chuyên dụng. Phương thức này giúp tên lửa trở nên cơ động hơn rất nhiều so với bệ phóng truyền thống.
Avinash Chander, giám đốc Tổ chức Phát triển và nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, nhấn mạnh tầm quan trọng của bệ phóng di động và khẳng định đây là bước tiến nhảy vọt của Ấn Độ. Chander gọi thành công này là món quà chia tay ý nghĩa vì ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng ca ngợi thành công của lần thử nghiệm thứ ba. "Phóng thử thành công Agni-V từ bệ di động mang ý nghĩa quý báu với quân đội chúng ta. Tôi chúc mừng các nhà khoa học và những nỗ lực của họ".
Theo_Zing News
Trung Quốc 'triển khai tên lửa hạt nhân trên núi Baekdu' Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21 tại khu vực do nước này quản lý trên núi Baekdu, vốn nằm vắt ngang biên giới với CHDCND Triều Tiên, tờ Chosul Ilbo ngày 19.1 dẫn lại tin từ báo Trung Quốc cho hay. Tên lửa của Trung Quốc - Ảnh: The Diplomat Trước đó,...