Mỹ chi hơn 100 tỷ USD sản xuất tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới SSBN (X) sẽ được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident-2 D5 mang đầu đạn hạt nhân. Tổng chi phí cho dự án này ước tính 100-110 tỷ USD.
Theo Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ, nước này sẽ chi 14,5 tỷ USD để nghiên cứu, phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất SSBNX.
Năm 2016, Mỹ sẽ giải ngân cho chương trình sản xuất 12 tàu ngầm hạt nhân mới mang tên lửa đạn đạo thay thế tàu ngầm lớp Ohio.
Việc mua thiết bị và nguyên vật liệu cho dự án tàu ngầm mới sẽ bắt đầu vào năm 2017. Năm 2021 sẽ bắt đầu các công việc sản xuất.
Dự kiến, để thực hiện được dự án tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, trong hai thập kỷ tới, hàng năm Hải quân Mỹ phải chi ít nhất một nửa ngân sách cho việc xây dựng các tàu ngầm.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 22/2 vừa qua, Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Trident-2 D5, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện dự án xây dựng tàu ngầm thế hệ mới.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới SSBNX sẽ được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident-2 D5 mang đầu đạn hạt nhân, được bố trí trong một khoang chứa tên lửa tổng hợp CMC (ommon issile ompartment).
12 tàu ngầm hạt nhân mới SSBNX sẽ thay thế 14 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân lớp Ohio.
Tổng chi phí cho dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới ước tính 100-110 tỷ USD.
Dự kiến những chiếc tàu ngầm thế hệ mới đầu tiên sẽ được cung cấp cho Hải quân Mỹ vào năm 2028. Năm 2031 sẽ đưa vào thường trực chiến đấu.
Theo Infonet
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân
Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Ghauri-I (Hatf-5) từ một địa điểm bí mật.
"Tên lửa đạn đạo đất đối đất này, có tầm bắn hơn 3.000km, đã được phóng từ Đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử đã thành công", các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Tên lửa đạn đạo Agni-III của Ấn Độ
Tên lửa được các nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược (SFC) tiến hành từ một bệ phóng di động trong khuôn khổ của một cuộc diễn tập huấn luyện thường xuyên của người sử dụng.
Agni-III là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa dài 20m, có trọng lượng phóng 17 tấn và có thể mang được một đầu đạn nặng tới 1,5 tấn. Tên lửa đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ đã biên chế hoạt động các tên lửa Agni-I tầm bắn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-IV có tầm bắn hơn 3.500km và tên lửa Agni-V mới nhất dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2016, sau một vài vụ thử nữa.
Trong khi đó, nước này con đang nghiên cứu và phat triên loại tên lưa đan đao tâm xa Agni-VI vơi tâm băn lên đên 10.000km, va co thê mang nhiêu đâu đan hat nhân dân hương đôc lâp.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu ăn miếng, trả miếng. Cứ nước này khơi mào tiến hành một vụ phóng thử, thì ngay lập tức trong thời gian ngắn sau nước kia cũng tiến hành phóng thử một tên lửa tương tự, khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu nổi Ngày 9-4, hải quân Ấn Độ đã phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo Bhanush có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ một chiếc tàu hải quân ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử do các nhân viên quân sự thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược của quân đội nước này tiến hành...