Mỹ chi 40 triệu đô cải tạo Guantanamo
Bất chấp cam kết đóng cửa Guantanamo, Washington hiện chuẩn bị đầu tư hàng chục triệu đô cải tạo cơ sở hạ tầng tại cơ sở gây tranh cãi này.
Lầu Năm Góc dự định thiết lập đường dây cáp quang 40 triệu USD tại Guantanamo. Chỉ huy của căn cứ này là Kirk Hibbert nói, việc đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng như vậy gợi lên suy nghĩ rằng Mỹ chỉ làm như vậy nếu có ý định tiếp tục vận hành căn cứ này.
Mục tiêu của dự án này là đưa cơ sở hạ tầng của căn cứ hải quân này lên ngang tầm với các cơ quan chính phủ khác, Todd Breasseale, một phát ngôn viên của ủy ban quân sự Guantanamo cho hay. Căn cứ này hiện chỉ dựa vào một vệ tinh, vốn rất dễ bị nhiễu trong thời tiết xấu, để liên lạc.
Một dự án cơ sở hạ tầng như vậy có thể gợi ý rằng quân đội Mỹ đang chuẩn bị hoạt động lâu dài ở Guantanamo. Tuy nhiên, ông Breasseale đã bác bỏ thông tin đó và nói, dự án chỉ nhằm phục vụ cho căn cứ hải quân Guantanamo chứ không phải trại giam – nơi Washington “vẫn còn kế hoạch” đóng cửa.
Dự án trên sẽ đòi hỏi sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ và nằm trong ngân sách 2013.
Chính quyền Cuba không được thông báo về dự án này nhưng dường như không có ý kiến nào. Mỹ khẳng định họ là người thuê căn cứ Guantanamo hợp pháp theo hiệp ước năm 1934 – vốn ghi rõ việc thuê là vĩnh viễn trừ khi cả hai chính phủ đồng ý hủy bỏ hoặc Mỹ từ bỏ căn cứ.
Khi Tổng thống Obama tranh cử, ông cam kết mạnh mẽ sẽ đóng cửa Guantanamo, song không những không đóng cửa, hiện Mỹ còn đang cải tạo cơ sở này.
Theo VietNamNet
Báo Mỹ muốn công khai lời khai thủ phạm khủng bố
Các cơ quan báo chí Mỹ ngày 12/4 đã làm một việc chưa từng có tiền lệ là yêu cầu tòa án quân sự Guantanamo công bố lời khai của nghi phạm chính trong vụ đánh bom tàu USS Cole.
Nghi phạm Abd al-Rahim al-Nashiri. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, thẩm phán thụ lý vụ việc, đại tá James Pohl, đã ngăn chặn một cuộc chiến giữa báo giới và tòa án bằng cách ra một phán quyết sẽ khiến Abd al-Rahim al-Nashiri không có cơ hội nói về việc anh ta bị đối xử ra sao trong nhà tù Guantanamo.Ông không đưa ra phán quyết đối với yêu cầu của một liên minh báo chí (gồm các trang tin Fox News, The New York Times, The Washington Post, National Public Radio và The Miami Herald) đòi phải công khai các lời khai trong phiên xử al-Nashiri. Thay vì thế, Pohl ra phán quyết rằng nghi phạm này sẽ được gặp luật sư mà không bị xiềng tay chân.
Luật sư David Schulz, đại diện cho báo giới, đã dẫn việc Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí, khi đưa ra yêu cầu công bố lời khai.
Ông nói rằng dư luận Mỹ có quyền được biết về phiên tòa xử kẻ đứng sau vụ khủng bố hồi năm 2000 làm 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Đây là lần đầu tiên một thẩm phán của tòa án binh trả lời yêu cầu của một luật sư dân sự nằm ngoài hệ thống tòa án liên quan tới nhà tù Guantanamo.
Pohl sẽ có thể đưa ra phán quyết của mình với yêu cầu của báo giới, trước khi Nashiri được đưa ra tòa.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đã ca ngợi hành động của Pohl là "một tiền lệ quan trọng trong việc đáp ứng mối quan tâm của dư luận.
"Thử thách thực sự sẽ chỉ diễn ra, khi cựu tù binh của CIA này muốn nói về những màn tra trấn mà anh ta đã trải qua" - HRW nói.
Quá trình CIA thẩm vấn Nashiri "đã trở thành chủ đề thu hút mối quan tâm lớn của dư luân và báo giới toàn cầu" - Schulz cũng viết trong lá thư gửi tới viên thẩm phán quân đội - "Việc che đậy các lời khai của nhân vật này trong phiên xử y sẽ tạo nguy cơ làm giảm tính hợp pháp và uy tín của tòa án binh."
Việc có nên sử dụng tra tấn với nghi phạm khủng bố hay không đã gây tranh luận kéo dài nhiều năm trong giới lập pháp Mỹ cũng như dư luận nước này.
Schulz nói rằng những gì bị cáo sẽ mô tả lại trước tòa thực tế đã được dư luận tiếp cận và không còn mới mẻ gì. "Một lượng lớn thông tin về bị cáo này đã được biết tới và các thông tin này cả thế giới có thể tìm thấy sau chỉ 2 giây tìm kiếm trên Internet," ông nói.
Được biết các luật sư của Nashiri từng cho biết rằng Nashiri đã bị CIA xiềng tay chân và tra tấn trong thời gian nhân vật này bị giam tại các nhà tù bí mật.
Đại diện bên bào chữa cho Nashiri cho biết trong văn bản gửi tới tòa: "Kết quả của hoạt động tra tấn đã khiến ngay cả việc xích chân tay cũng khiến thân chủ chúng tôi nhớ lại những trải nghiệm khủng khiếp khi tra tấn và nó gây ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn pháp lý của ông với các luật sư."
Vào thời điểm Nashiri bị buộc tội, Lầu Năm Góc cũng từng xuất bản một báo cáo dài 200 trang mô trả chi tiết về phiên tòa xử y. Vì thế, các phán quyết mới của ông Pohl chỉ giúp công chúng, báo giới và các gia đình nạn nhân dễ tiếp cận với thông tin hơn mà thôi.
Schulz nhấn mạnh rằng giới chức tòa án đã có các biện pháp ngăn chặn việc tiết lộ thông tin có thể gây hại tới lợi ích quốc gia. Các kiểm duyệt viên có thể sử dụng chế độ ngắt lời khai kéo dài 40 giây để ngăn chặn bất kỳ thông tin nào được xem là bí mật lọt ra với báo giới và công chúng tới theo dõi phiên tòa qua hệ thống truyền hình đặc biệt ở Guantanamo hay tại một cơ sở của quân đội Mỹ nằm ở Fort Meade, Maryland.
Các kiểm duyệt viên cũng có những nút ngắt truyền tín hiệu, sẽ lập tức ngăn chặn toàn bộ các thông tin hình ảnh và âm thanh đang được truyền tới khán giả, nhằm tránh rò rỉ thông tin mật.|
Nashiri có thể đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội lên kế hoạch chuẩn bị cho vụ tấn công khủng bố xảy ra hồi tháng 10/2000 nhằm vào khu trục hạm Mỹ lúc đó đang đậu ở cảng Aden của Yemen.
Nhân vật này cũng bị buộc tội âm mưu tấn công một tàu chiến Mỹ khác ở Aden là USS The Sullivans, vào tháng 1/2000.
Y còn âm mưu tấn công tàu chở dầu MV Limburg của Pháp tại vịnh Aden hồi năm 2002, khiến một thành viên thủy thủ đoàn người Bulgaria thiệt mạng, đồng thời gây rò 90.000 thùng dầu ra biển./.
Theo TTXVN
Mỹ đàm phán trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban Chính quyền Mỹ có thể sẽ đồng ý trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban đang bị giam giữ tại nhà tù Guantanamo và chuyển các tù nhân này đến Qatar. Các quan chức Mỹ cho biết khả năng về việc Mỹ trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban sẽ là một phần trong thỏa thuận với nhóm vũ trang này...