Mỹ chi 2,1 tỷ USD mua 100 triệu liều vắc xin Covid-19
Hai công ty dược lớn của Pháp và Anh sẽ cung cấp cho chính phủ Mỹ 100 triệu liều vắc xin Covid-19 thử nghiệm, trong bối c ảnh số người chết vì dịch tại Mỹ được dự báo sẽ tăng lên trong những tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo thỏa thuận, chính phủ Mỹ sẽ trả cho hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) và tập đoàn GlaxoSmithKline (Anh) tới 2,1 tỷ USD để được cung cấp đủ vắc xin cho 50 triệu người, và có thể mua thêm 500 triệu liều vắc xin khác.
Thỏa thuận trên nằm trong khuôn khổ một chiến dịch có tên gọi “Chiến dịch thần tốc” nhằm nhanh chóng đưa một loại vắc xin Covid-19 ra thị trường ngay vào cuối năm 2020.
Video đang HOT
“Sự đầu tư hôm nay hỗ trợ ứng viên vắc xin mới nhất của chúng ta – một sản phẩm hỗ trợ đang được Sanofi và GSK phát triển – trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng và sản xuất, với khả năng đưa hàng trăm triệu liều hiệu quả và an toàn tới người Mỹ”, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết ngày 31/7 khi thông báo về thỏa thuận.
Dịch Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc cho tới nay đã khiến 4,5 triệu người mắc bệnh và hơn 152.000 người tử vong tại Mỹ.
Thỏa thuận được công bố trong bối cảnh các dự báo cho rằng số người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ còn tăng cao trong những tuần tới.
Số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu tháng 6. Ước tính cứ khoảng mỗi phút lại có một người Mỹ tử vong vì Covid-19 trong ngày 29/7.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 30/7 dự báo, số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 168.000-182.000 người đến ngày 22/8, trong đó các bang tăng nhanh nhất là Alabama, Kentucky, New Jersey, Puerto Rico, Tennessee và bang Washington.
3 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng xuất viện, Hồ Bắc hoàn thành "7 không"
Ba bệnh nhân Covid-19 cuối cùng ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã hồi phục và xuất viện. Tỉnh Hồ Bắc chính thức "sạch bóng" bệnh nhân Covid-19, Hoàn Cầu đưa tin hôm 5.6.
Nghiên cứu vắc xin Covid-19 trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Theo Hoàn Cầu, 3 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng của Hồ Bắc đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trong 24 giờ và được cho xuất viện.
Thông báo mới nhất của Hồ Bắc - tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở Trung Quốc - cho hay, đến ngày 5.6, tỉnh này đã ghi nhận 68.135 ca nhiễm Covid-19, trong đó, có 63.623 người đã hồi phục và xuất viện, 4.512 người tử vong do virus.
Tỉnh Hồ Bắc đã chính thức hoàn thành mục tiêu "7 không" vào ngày 5.6: Không có trường hợp nhiễm mới Covid-19, không phát hiện thêm trường hợp nghi nhiễm, không có người tử vong mới do virus, không phát hiện thêm người nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng, không có ca nhiễm virus nhập cảnh, không có người nào đang nhiễm Covid-19 và hiện tại không có trường hợp nghi nghiễm nào.
Ngày 4.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh vắc xin toàn cầu năm 2020. Ông Lý khẳng định, Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong việc phát triển vắc xin ngừa Covid-19 và nhấn mạnh cam kết cung cấp cho cộng đồng toàn cầu vắc xin sau khi điều chế thành công.
Thủ tướng Lý nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ đóng góp cho Liên minh vắc xin toàn cầu (GAVI) 20 triệu USD. Trước đó, ông Tập cũng tuyên bố, Trung Quốc sẽ chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới đối phó với dịch bệnh.
Trung Quốc đã chuyển từ bên thụ hưởng sang nhà tài trợ cho GAVI từ năm 2015.
Theo các chuyên gia phân tích, sau tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc đang từng bước thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới trong phản ứng đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Dấu hỏi lớn liên quan đến chất lượng vắc xin Covid-19 của Trung Quốc Trung Quốc được xem là một trong những nước đang dẫn đầu cuộc đua phát triển vắc xin phòng Covid-19 với 4 công ty đã thử tiến hành thử nghiệm vắc xin trên người. Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là chất lượng của những loại vắc xin đang được phát triển "siêu tốc" của nước này. Xuất phát từ mong muốn...