Mỹ chi 18 tỷ USD lập lá chắn tên lửa mới
Lầu Năm Góc đề xuất chi 18 tỷ USD để phát triển, chế tạo vũ khí đánh chặn mới chuyên đối phó tên lửa đạn đạo.
Cơ quan đánh giá chi phí độc lập của Lầu Năm Góc hôm 28/4 công bố chi phí dự kiến cho dự án Hệ thống Đánh chặn Thế hệ Tiếp theo (NGI), trong đó giai đoạn nghiên cứu phát triển sẽ tiêu tốn khoảng 13,1 tỷ USD. Quá trình chế tạo tên lửa cần ngân sách 2,3 tỷ USD, còn chi phí hỗ trợ kỹ thuật hậu cần là 2,3 tỷ USD.
Đây là hợp đồng mua sắm quốc phòng chủ chốt đầu tiên cho quân đội Mỹ được tiến hành dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Hệ thống NGI dự kiến được đưa vào biên chế trước năm 2028.
Tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất của Mỹ trong đợt thử nghiệm năm 2008. Ảnh: MDA .
Video đang HOT
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) hồi tháng 3 trao hợp đồng cho tập đoàn Northrop Grumman và Lockheed Martin để phát triển công nghệ và nghiên cứu giảm thiểu rủi ro cho chương trình NGI. Lầu Năm Góc dự kiến giai đoạn đánh giá thiết kế sẽ diễn ra năm 2026. Northrop Grumman và Lockheed Martin sau đó sẽ cạnh tranh để giành hợp đồng chế tạo 31 quả đạn đánh chặn, trong đó 10 tên lửa dùng để thử nghiệm.
Các tên lửa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên hoặc Iran, sử dụng động năng để phá hủy mục tiêu mà không cần tới đầu đạn chứa thuốc nổ. Các tên lửa dự kiến được triển khai tại những trận địa ở bang Alaska, trong đó mỗi quả đạn có giá ước tính 498 triệu USD.
Loại đầu đạn đánh chặn này nhằm thay thế dự án thất bại dưới thời cựu tổng thống Barack Obama và Donald Trump, vốn đặt mục tiêu triển khai vào năm 2023 nhưng bị hủy hồi giữa năm 2019 sau khi tiêu tốn 1,2 tỷ USD.
Tướng John Hyten, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hồi tháng 2 cho rằng quân đội nước này cần “xem xét lại khả năng răn đe chiến lược” trước nỗ lực hiện đại hóa tên lửa hành trình, đạn đạo và siêu vượt âm của Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.
Hyten thừa nhận mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên vẫn hiện hữu và Mỹ muốn đánh chặn chúng trước khi tới lãnh thổ của mình. Ông đánh giá NGI là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi “các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên”, thêm rằng Washington đã triển khai thêm tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất tại bang California và Alaska để khẳng định quyết tâm đối phó năng lực tiến công của Bình Nhưỡng.
Lầu Năm Góc lập dự án phòng thủ tên lửa, sẵn sàng răn đe đối thủ
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy nỗ lực phát triển dự án đánh chặn tên lửa mới, sẽ trao hợp đồng cho các nhà thầu quốc phòng trong tháng này.
Quyết định lập dự án đánh chặn tên lửa có tên gọi "Tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo" (Next Generation Interceptor-NGI) được xem là một trong những động thái mua sắm đầu tiên dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Theo đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Lầu Năm Góc sẽ lựa chọn 2 nhà thầu trong 3 ứng viên Northrop Grumman, Lockheed Martin và Boeing, để tham gia dự án này. Hợp đồng thiết kế và phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa sẽ kéo dài 5 năm.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jessica Maxwell cho biết, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đánh giá năng lực các nhà thầu và ký hợp đồng trong tháng này. Bên cạnh đó, theo Jessica Maxwell, đơn vị phân tích tài chính của Bộ Quốc phòng phải hoàn thành dự toán chương trình trước khi ký hợp đồng với các nhà thầu.
Chính quyền Biden thúc đẩy nỗ lực phát triển dự án hệ thống phòng thủ tên lửa đến năm 2026. (Ảnh: Lockheed Martin)
Trước đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu 664,1 triệu USD trong năm tài chính 2021 cho việc phát triển dự án " Tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo" . Đây là một phần kinh phí của kế hoạch ngân sách dự kiến khoảng 4,9 tỷ USD cho dự án này, kéo dài trong 5 năm.
Dự án này sẽ cung cấp cho Lầu Năm Góc 20 đầu đạn mới vào năm 2026. Bloomberg cho biết, các đầu đạn này được thiết lập nhằm đánh chặn và phá hủy các tên lửa bay tới từ các đối thủ như Triều Tiên và Iran. Các đầu đạn này sẽ được lắp đặt trên các thiết bị đánh chặn tên lửa có trụ sở tại Alaska.
"Tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo" được cho sẽ khắc phục các sai lầm của chương trình phát triển đầu đạn kéo dài dưới thời chính quyền Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Trước đó, chương trình này bị hủy bỏ vào tháng 8/2019. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và các nhà thầu trong dự án đó gồm Boeing và Raytheon Technologies đã bắt tay để thực hiện dự án từ năm 2010.
Theo Tim Morrison, cựu quan chức Hội đồng An ninh quốc gia của chính quyền Trump, hiện là nhà phân tích của Viện Hudson: " Chính quyền Biden có thể chứng minh họ có thể phòng thủ tên lửa tốt hơn chính quyền Trump". Ông cho rằng, việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất sẽ gia tăng lựa chọn cho chính quyền Biden trong việc đối phó với Triều Tiên và Iran, đồng thời tạo ra "sự răn đe chống lại sự hiếu chiến của Nga và Trung Quốc".
Vừa rút quân khỏi biên giới gần Ukraine, Nga lập tức thử tên lửa phòng thủ mới Vừa thông báo rút một phần binh sĩ khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine không lâu, Nga đã thử thành công tên lửa mới được thiết kế để phá hủy vũ khí hạt nhân Mỹ trên không. Hình ảnh vụ thử tên lửa Nga ở Kazakhstan. Ảnh: EAST2WEST Theo tờ Dailymail, vụ thử vũ khí mới diễn ra tại bãi thử...