Mỹ chi 1,5 tỉ USD để loại bỏ các thiết bị viễn thông 5G của Trung Quốc
Hiện tại, những thiết bị viễn thông để xây dựng mạng di động chi phí hợp lý nhất thường đến từ Trung Quốc.
Mỹ chi 1,5 tỉ USD để loại bỏ các thiết bị viễn thông 5G của Trung Quốc (Ảnh: Phone Arena)
Mỹ đang chi ra 1,9 tỉ USD để giúp các nhà mạng tại các tiểu bang nhỏ loại bỏ những trang thiết bị của nhà sản xuất Trung Quốc ra khỏi các mạng lưới cũ. Nhiều nhà phân tích cho rằng mối quan hệ của các công ty Trung Quốc với chính phủ Trung Quốc đã giúp họ đưa ra những thỏa thuận tài chính mà các nhà mạng nhỏ không thể từ chối. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cần phải phê duyệt khoản đầu tư 3 tỉ USD để hoàn thành công việc “loại bỏ và thay thế”.
Mỹ muốn thay thế thiết bị viễn thông độc quyền bằng công nghệ Open Radio Access Network ( ORAN)
Axios tiết lộ, Mỹ đang xem xét chi 1,5 tỉ USD để phát triển giải pháp thay thế “dựa trên tiêu chuẩn” riêng, áp dụng với những thiết bị viễn thông do các công ty Trung Quốc cung cấp ở cấp thấp và Ericsson, Nokia và Samsung ở cấp cao. Mục tiêu là phát triển thiết bị viễn thông của Mỹ, cho phép các nhà mạng viễn thông Mỹ mua thiết bị nội địa để xây dựng mạng lưới của họ.
Video đang HOT
Dish Wireless đang sử dụng công nghệ Open Radio Access Network để giúp hãng xây dựng mạng 5G (Ảnh: Phone Arena)
Alan Davidson, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại về truyền thông và thông tin, đồng thời là quản trị viên NTIA, cho biết: “Thị trường thiết bị mạng toàn cầu có tính thống nhất cao tạo ra những rủi ro nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng lẫn các công ty Hoa Kỳ”. Davidson đang đề cập những rủi ro bảo mật có thể gặp phải từ các công ty viễn thông Trung Quốc, vốn bị cáo buộc giấu “backdoor” vào thiết bị hòng thu thập dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp rồi gửi đến máy chủ ở Bắc Kinh.
Vài năm trước, Mỹ đã cảnh báo các đồng minh không sử dụng thiết bị Trung Quốc cho mạng 5G mới xây dựng của họ. Một số quốc gia đã làm theo lời khuyên trong khi những quốc gia khác thì không.
Quay trở lại Mỹ, kế hoạch của nước này là thay thế thiết bị viễn thông độc quyền của các công ty như Nokia, Ericsson và Huawei bằng ORAN (Mạng truy cập vô tuyến mở). ORAN sử dụng các bộ phận máy tính tiêu chuẩn để thay thế thiết bị mạng mà những nhà mạng trước đây buộc phải mua. Chương trình sẽ bắt đầu với giai đoạn bình luận công khai kéo dài đến ngày 23/1. Chi phí cho chương trình này đến từ Đạo luật Khoa học và Chip.
Dish Wireless đã sử dụng ORAN để giúp xây dựng mạng 5G của mình
ORAN đã được Dish Network ở Mỹ và Rakuten của Nhật Bản sử dụng. Hồi tháng 5, trước khi Mỹ công bố sáng kiến này, Dish đã ký một thỏa thuận với Samsung và tuyên bố: “Các giải pháp 5G của Samsung sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc mở rộng mạng của chúng tôi, giúp chúng tôi linh hoạt triển khai mạng dựa trên đám mây của mình bằng những giải pháp dựa trên phần mềm, hỗ trợ các dịch vụ tiên tiến và khả năng mở rộng hoạt động.”
Tuyên bố được đưa ra bởi John Swieringa, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Dish Wireless, ông chia sẻ thêm rằng “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Samsung, công ty dẫn đầu ngành về đổi mới vRAN và ORAN, sẽ giúp hỗ trợ tầm nhìn của chúng tôi trong việc cung cấp các dịch vụ 5G dựa trên nền tảng đám mây mở, có khả năng tương tác đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ”.
Samsung Networks Business sẽ cung cấp cho Dish Wireless các trang thiết bị, giúp nhà mạng này xây dựng mạng 5G bằng cách sử dụng phần mềm RAN, vRAN và một số thiết bị vô tuyến ORAN. vRAN của Samsung có thể hoạt động trên bất kỳ máy chủ thương mại nào có sẵn, sẽ cung cấp cho Dish Wireless hiệu năng tương tự phần cứng độc quyền truyền thống, vốn có nguồn gốc từ các công ty như ZTE, Nokia và Ericsson.
Ericsson tìm cách chặn nhập khẩu thiết bị của Apple
Ericsson và Apple đang leo thang cuộc chiến liên quan đến bằng sáng chế viễn thông, bao gồm cả 5G.
Theo Bloomberg, hãng viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển đã đệ đơn khiếu nại thương mại, nhằm tìm cách chặn nhập khẩu các thiết bị của Apple. Điều này làm leo thang một cuộc chiến pháp lý và cho thấy cuộc đàm phán cấp phép giữa hai bên về công nghệ viễn thông 5G đang không có hiệu quả.
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau
Trong đơn khiếu nại gửi lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tại Washington, Ericsson nhắm vào một loạt sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, loa thông minh và máy nghe nhạc kỹ thuật số, mà hãng này cho rằng vi phạm một số bằng sáng chế của mình. Ericsson cũng đệ đơn kiện hôm 17.1 tại một tòa án quận ở bang Texas, cáo buộc các thiết bị của Apple đang sử dụng phát minh được cấp bằng sáng chế của Ericsson mà không trả tiền.
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau. Tháng 10.2021, Ericsson kiện Apple, nói rằng hãng công nghệ Mỹ có thái độ "đạo đức giả" trong các cuộc đàm phán. Apple đáp trả bằng vụ kiện vào tháng 12.2021, tuyên bố Ericsson đang sử dụng chiến thuật "strong arm" (dùng sức mạnh để gây sức ép, bắt đối phương làm điều mình muốn) trong các cuộc đàm phán.
"Vì thỏa thuận trước đó đã hết hạn, và chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận về các điều khoản cũng như phạm vi của giấy phép mới, nên Apple đang sử dụng công nghệ của chúng tôi mà không có giấy phép", người phát ngôn của Ericsson Mikaela Idermark viết trong một tuyên bố qua email.
Ericsson đang dựa vào lịch sử lâu đời của mình trong lĩnh vực viễn thông và vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ truyền thông, phát trực tuyến cho điện thoại cùng các thiết bị khác. Theo hồ sơ các vụ kiện, Ericsson từng bán chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1878. Hãng viễn thông có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) cũng đóng vai trò quan trọng trong các bảng thiết lập tiêu chuẩn và bằng sáng chế, bao gồm những lĩnh vực như chuyển vùng, tín hiệu và truyền thông tin hệ thống.
Nội dung hồ sơ khiếu nại cho biết, một số bằng sáng chế liên quan đến vụ kiện là phần thiết yếu của tiêu chuẩn ngành về viễn thông, bao gồm cả 5G. Ericsson nói rằng họ tuân thủ yêu cầu do hội đồng đặt ra, cấp phép bằng sáng chế theo các điều khoản công bằng và hợp lý, nhưng Apple đã "có chủ ý và cố ý" trong việc sử dụng những phát minh này mà không trả tiền.
Trong đơn kiện được đệ trình vào tháng 12.2021, Apple cho rằng Ericsson là người chơi nhỏ hơn khi nói đến thế hệ truyền thông di động mới nhất, nhưng vẫn đang yêu cầu "giá nhãn dán" là 5 USD cho mỗi thiết bị như thể Ericsson vẫn là người đóng góp nhiều nhất cho các tiêu chuẩn của ngành. Apple cho biết "luôn sẵn sàng trả một mức giá hợp lý cho công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm của chúng tôi". Nhà sản xuất iPhone đã yêu cầu một tòa án đưa ra "mức giá hợp lý" toàn cầu cho tiêu chuẩn thiết yếu về bằng sáng chế của Ericsson.
"Ericsson từ chối đàm phán các điều khoản công bằng để gia hạn thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế, thay vào đó đã kiện chúng tôi trên toàn thế giới để lấy tiền bản quyền quá mức. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mình trước chiến thuật của họ", Apple nói.
Việt Nam trở thành một nước mạnh về viễn thông-Internet Việt Nam bắt đầu chậm so với thế giới 7 năm, tuy nhiên sau 25 năm, Việt Nam đã vươn lên bắt kịp và đi cùng các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành một nước mạnh về viễn thông. (Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn) Trải qua 25 năm phát triển, Internet Việt Nam đã chuyển đổi từ...