Mỹ chi 120 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Philippines
Mỹ phân bổ 120 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Philippines trong năm 2016, mức lớn nhất trong 15 năm qua.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc tập trận quân sự chung với Philippines tại căn cứ Fort Magsaysay, thành phố Palayan, tỉnh Nueva Ecija. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi được nhận mức phân bổ lớn chưa từng có từ chính phủ Mỹ để tăng cường an ninh và quốc phòng cho Philippines”, Reuters dẫn lời Jose Cuisia, đại sứ Philippines tại Mỹ, phát biểu hôm nay tại Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Manila.
Theo ông Cuisia, mức hỗ trợ quân sự Washington dành cho Manila trong năm 2016 là 79 triệu USD, cao hơn so với mức 50 triệu USD trong năm 2015. Ngoài ra, Philippines còn nhận thêm 42 triệu USD từ Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á của Mỹ, chương trình giúp xây dựng năng lực hàng hải do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo. Ông Carter sẽ thăm Manila trong tuần tới.
Video đang HOT
Đây là khoản tiền hỗ trợ quân sự lớn nhất dành cho Philippines kể từ năm 2000, lúc quân đội Mỹ quay trở lại quốc đảo sau khi các căn cứ quân sự Mỹ tại đây đóng cửa năm 1992.
Ông Cuisia cho biết Manila còn đang đàm phán với Washington để tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton thứ tư, giúp tăng cường năng lực tuần tra trên biển Philippines.
Mỹ tăng hỗ trợ quân sự cho Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông đang tăng cao. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Nước này gần đây còn xây phi pháp nhiều kiến trúc lớn, trong đó có hệ thống radar và đường băng, trên các bãi đá ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
Philippines đã đệ đơn kiện đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc. PCA dự kiến có phán quyết trong cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện.
Như Tâm
Theo VNE
Đức từ chối đề nghị của Mỹ tăng hỗ trợ quân sự đánh IS
Lời đề nghị Đức tăng hỗ trợ quân sự cho chiến dịch tiêu diệt IS của Mỹ đã bị thủ tướng Đức từ chối, với lý do sự tham gia của Berlin đối với chiến dịch chống khủng bố như hiện nay đã đủ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chối đề nghị tăng thêm hỗ trợ quân sự của Lầu Năm Góc trong cuộc chiến chống IS - Ảnh: AFP
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chối lời đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu Berlin tăng thêm hỗ trợ quân sự cho chiến dịch của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố IS.
"Tôi tin rằng Đức làm đủ phần đóng góp của mình, và lúc này chúng ta không cần phải nói thêm về vấn đề đó", bà Merkel nói với kênh ZDF của Đức khi được hỏi phản ứng của bà trước đề nghị của Bộ trưởng Carter, Reuters ngày 13.12 đưa tin.
Trước đó, tạp chí Der Spiegel của Đức cho biết, một tuần sau khi quốc hội nước này thông qua kế hoạch của chính phủ tham chiến chống khủng bố, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã gửi thư đề nghị trên cho Berlin.
Theo Thủ tướng Merkel, người vừa được tạp chí TIME của Mỹ bình chọn là Nhân vật của năm 2015, việc huy động khí tài của Berlin cho chiến dịch tiêu diệt IS trong thời điểm hiện tại là đủ, còn gia tăng quân sự là vấn đề của tương lai mà Berlin sẽ đề cập đến khi thấy cần thiết.
Việc Thủ tướng Merkel từ chối có vẻ khá bất ngờ, trong khi Đức muốn tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đối với các vấn đề an ninh của thế giới như tuyên bố hồi tuần trước của Bộ trưởng Quốc phòng nước này. Bà Ursula von der Leyen nói rằng Berlin cần lực lượng vũ trang lớn hơn để tương xứng với vai trò của Berlin.
Đức đồng ý tham gia chiến dịch chống khủng bố khi huy động 6 máy bay do thám Tornado, tàu khu trục tham chiến cùng liên quân, tiếp tế nhiên liệu và huy động 1.200 quân.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Lầu Năm Góc bác tin cấm tướng Mỹ nói về tranh chấp Biển Đông Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin cho rằng Nhà Trắng đã ra lệnh cấm các tướng lĩnh quân đội bàn luận, phát biểu về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Lầu Năm Góc bác bỏ thông tin rằng Nhà Trắng ra lệnh cấm các tướng quân đội phát biểu về tình hình Biển Đông - Ảnh: Reuters Ngày 6.4,...