Mỹ chế tạo tiêm kích bảo vệ sát thủ tàng hình B-21
Loại tiêm kích tầm xa mới được kỳ vọng hộ tống “Kẻ tập kích” thực hiện các nhiệm vụ sâu trong lãnh thổ địch một cách an toàn.
Hình minh họa khả năng diệt máy bay địch sâu trong vùng phòng không đối phương của tiêm kích PCA. Ảnh: BreakingDefense
Không quân Mỹ mới đây tiết lộ kế hoạch chế tạo một loại tiêm kích tầm xa mới mang tên Xuyên thủng Lưới phòng không (PCA) để sát cánh cùng oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5 B-21 Raider (Kẻ tập kích), giúp nó sống sót khi xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, theo PopularMerchanics.
Chuyên gia quân sự Colin Clark của Breaking Defense cho rằng nếu một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, nhiệm vụ hàng đầu của “Kẻ tập kích” B-21 là luồn sâu đến khu vực phía tây Trung Quốc để phá hủy tên lửa và căn cứ quân sự của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc (SRF).
SRF là lực lượng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ Trung Quốc và phòng thủ khu vực Tây Thái Bình Dương, được bố trí sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, sau các hệ thống phòng không đa tầng.
Video đang HOT
Để phá hủy các hệ thống tên lửa tầm xa hiện đại này, B-21 sẽ phải vượt qua các hệ thống phòng thủ dày đặc, và sẽ rất khó sống sót trước các tiêm kích đánh chặn và tên lửa phòng không đối phương, dù “Kẻ tập kích” được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại.
Trong trường hợp đó, tiêm kích PCA sẽ bay cùng B-21 và bắn hạ các tiêm kích địch khi chúng tới gần, sử dụng tên lửa đánh chặn từ xa để tấn công các hệ thống phòng không dưới mặt đất, tạo điều kiện cho B-21 có không gian để thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trọng yếu.
Tiêm kích PCA có thể được biên chế trong thập niên 2030, giúp không quân Mỹ sở hữu cùng lúc 4 tiêm kích uy lực gồm F-22, F-35, tiêm kích thế hệ 6 F-X và tiêm kích PCA.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, tiêm kích mới nhiều khả năng sẽ được thiết kế với khả năng tàng hình và hoạt động tầm xa bởi hai khả năng này rất cần thiết giúp nó bay cùng Kẻ tập kích và sống sót trong khu vực phòng thủ dày đặc của đối phương.
PCA có thể sử dụng hệ thống radar và cảm biến hồng ngoại để tiêu diệt chiến đấu cơ địch từ ngoài tầm quan sát. Tiêm kích mới này cũng có thể được thiết kế dạng cánh bằng, thậm chí giống mô hình thu nhỏ của B-21 nhằm tăng khả năng tàng hình.
Duy Sơn
Theo VNE
Sát thủ tàng hình B-21 Mỹ được mang tên 'Kẻ tập kích'
Chiếc oanh tạc cơ tàng hình tối tân của quân đội Mỹ được đặt tên theo một chiến dịch tập kích đường không táo bạo được thực hiện trong Thế chiến II.
Hình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAF
Không quân Mỹ đã công bố tên gọi chính thức của oanh tạc cơ tàng hình tương lai B-21 là Raider (Kẻ tập kích), Military hôm 19/9 đưa tin.
Tại hội nghị Hàng không, Vũ trụ và Không gian mạng của Hiệp hội Không quân Mỹ diễn ra hôm qua tại National Habor, bang Maryland, đích thân Bộ trưởng Không quân Mỹ đã đưa mời trung tá Richard E. Cole, cựu binh 101 tuổi từng tham gia Thế chiến II, lên công bố tên gọi của chiếc oanh tạc cơ thế hệ 5 mới.
Ngày 18/4/1942, Cole cùng trung tá James Doolittle đã dẫn đầu đội hình 16 oanh tạc cơ B-25 thực hiện chiến dịch tập kích đường không "Doolittle Raider" tấn công các nhà máy và căn cứ quân sự phát xít Nhật quanh thủ đô Tokyo để trả đũa cho trận Trân Châu Cảng.
Tên gọi "Raider" được lựa chọn cho oanh tạc cơ tấn công tầm xa B-21 sau khi lãnh đạo không quân Mỹ phát động một cuộc khảo sát đặt tên trong lực lượng. Chỉ trong ba tháng, Không quân Mỹ đã nhận được tổng cộng hơn 4.600 đề xuất tên gọi cho mẫu máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này.
B-21 Raider có chi phí phát triển 23,5 tỷ USD. Không quân Mỹ dự kiến mua 100 chiếc B-21 từ nhà thầu Northrop Grumman với giá thành mỗi chiếc khoảng 564 triệu USD để thay thế cho oanh tạc cơ B-52 và một phần oanh tạc cơ B-1. "Kẻ tập kích" có thể sẽ được đưa vào biên chế Không quân Mỹ trong năm 2025.
Duy Sơn
Theo VNE
Việt Nam đang "hồi sinh" tiêm kích Su-27SK 6005 Máy bay tiêm kích Su-27SK 6005 từng "đắp chiếu" suốt nhiều năm đang được nhà máy hàng không A32 thực hiện sửa chữa lớn, khôi phục hoạt động. Máy bay tiêm kích Su-27SK 6005 là một trong 7 chiếc Su-27SK mà Việt Nam nhập khẩu từ Nga giữa những năm 1990. Ngày 2/10/2007, trong một chuyến bay huấn luyện, động cơ phải máy...