Mỹ chế tạo tên lửa thông minh bắn từ súng phóng lựu
Tên lửa Pike có khả năng sát thương của cối 60 mm và tầm bắn cũng như độ chính xác của tên lửa diệt tăng hạng nặng.
Tên lửa Pike có thể bắn đi từ súng phóng lựu thông thường. Ảnh: Raytheon
Hãng sản xuất vũ khí Raytheon của Mỹ vừa phát triển một loại tên lửa dẫn đường hoàn toàn mới mang tên Pike, có thể bắn đi từ một khẩu súng phóng lựu, giúp các binh sĩ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần hai km, theo Popularmechanics.
Trong nhiều thập kỷ, bộ binh Mỹ luôn muốn có một loại vũ khí có hỏa lực lớn hơn, nhưng không thể mang theo quá nhiều đạn dược ra chiến trường vì chúng quá nặng. Giải pháp của Lầu Năm Góc là biến các loại đạn dược cá nhân trở nên thông minh hơn, để có thể tiêu diệt mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên, và tên lửa Pike ra đời.
Đây là tên lửa cỡ 40 mm được dẫn đường bằng laser, nặng chưa tới một kg và dài khoảng khoảng 42,6 cm. Nó được lắp đặt một động cơ phản lực, hệ thống dẫn đường và thiết bị tìm kiếm tia laser.
Video đang HOT
Raytheon cho biết tên lửa Pike có thể tiêu diệt bộ binh địch ẩn nấp trong công sự, chiến hào hoặc các xe chiến đấu và thậm chí là trực thăng vũ trang của địch lơ lửng trên không từ khoảng cách hơn 2,1 km.
Trong chiến đấu, tên lửa Pike được biên chế cho một tổ hai người. Tên lửa sẽ được cấp cho một binh sĩ sử dụng súng phóng lựu M320, còn người lính thứ hai sẽ mang theo một thiết bị gần giống như khẩu súng lục nhằm chỉ thị mục tiêu bằng tia laser.
Khi khai hỏa, tên lửa Pike sẽ phóng ra khỏi ống phóng lựu. Sau khi bay được khoảng ba mét, động cơ phản lực ít khói sẽ kích hoạt, tăng tốc cho tên lửa, đồng thời thiết bị dò tìm tia laser sẽ tìm kiếm và khóa mục tiêu để tên lửa lao vào với độ sai lệch dưới 5 mét.
Một quả tên lửa Pike với thiết bị dò tìm tia laser gắn ở đầu. Ảnh: Raytheon
Tên lửa Pike là loại vũ khí tỏ ra ưu việt hơn cả súng cối hạng nhẹ và tên lửa chống tăng hạng nặng như Javelin. Súng cối M224 60 mm khó có thể bắn trúng được kẻ địch ngay từ viên đạn đầu tiên, và trong lúc xạ thủ điều chỉnh tầm ngắm, đối phương có thể kịp thời tìm nơi ẩn nấp.
Tên lửa chống tăng Javelin có thể giúp bộ binh Mỹ tiêu diệt các mục tiêu hỏa điểm, xe tăng địch một cách hiệu quả từ khoảng cách hai km, nhưng hệ thống vũ khí này rất nặng và đắt đỏ, với chi phí lên tới 200.000 USD mỗi quả.
Tên lửa Pike mang trong mình khả năng sát thương của súng cối và tầm xa cũng như độ chính xác của tên lửa Javelin. Với trọng lượng khoảng 2,25 kg, gồm súng phóng và một quả tên lửa, tên lửa Pike nhẹ hơn rất nhiều so với hai loại trên.
Để đưa tên lửa Pike ra chiến trường, quân đội Mỹ phải giải quyết một số vấn đề vướng mắc. Súng phóng lựu M320 cần phải được cải tiến cho phù hợp với tên lửa Pike. Độ sai lệch mục tiêu trong phạm vi 5 mét cũng chưa hẳn là quá ấn tượng đối với vũ khí chính xác cỡ nhỏ. Raytheon chưa công bố giá của tên lửa Pike, nhưng dự kiến sẽ cao hơn rất nhiều so với mức 70 USD của một quả đạn lựu phóng cỡ 40 mm thông thường.
Nguyên Trần
Theo VNE
Infographic: Súng phóng lựu đặc biệt tham gia diễu binh 2/9
Biến thể súng phóng lựu M203 do Việt Nam sản xuất theo kiểu của Mỹ sẽ xuất hiện trong diễu binh 2/9 lắp trên khẩu súng trường AKM và Galil ACE.
Biến thể súng phóng lựu M203 do Việt Nam sản xuất theo kiểu của Mỹ sẽ xuất hiện trong diễu binh 2/9 lắp trên khẩu súng trường AKM và Galil ACE.
Mời độc giả xem Infographic:
Việt Hùng
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc cung cấp vũ khí, làm nội chiến bùng phát ở Nam Sudan Một báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm 25.8 cho hay năm 2014, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho chính phủ của Nam Sudan, vài tháng trước khi cuộc nội chiến bùng phát ở nước này, theo AP. Trung Quốc cung cấp vũ khí, làm nội chiến bùng phát ở Nam Sudan - Ảnh minh họa: AFP Theo...