Mỹ chế tạo tàu ngầm mini bằng công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D sẽ giúp hải quân Mỹ tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian trong việc thiết kế và sản xuất tàu ngầm.
Tàu ngầm được sản xuất bằng công nghệ in 3D của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ phối hợp với phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge phát triển thành công một chiếc tàu ngầm bằng công nghệ in 3D chỉ trong vòng 4 tuần,Verge ngày 29/7 đưa tin.
Các chuyên gia thuộc Trung tâm Vũ khí hải quân Mỹ (NSWC) và Phòng thí nghiệm Công nghệ gây nhiễu của Carderock Division (DTL) đã sử dụng máy in 3D công nghiệp cỡ lớn Big Area Additive Manufacturing (BAAM) để chế tạo 6 phần riêng biệt của thân tàu bằng sợi carbon và ghép lại với nhau thành một tàu ngầm nhỏ hoàn chỉnh dài 9,14 m.
Toàn bộ quá trình sản xuất tàu kéo dài 4 tuần, trong đó, tuần đầu tiên được dành cho công đoạn thiết kế, ba tuần còn lại dành cho việc in các đoạn của thân tàu. Đây là sản phẩm in 3D lớn nhất mà hải quân Mỹ từng sở hữu.
Công nghệ in 3D đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực dân sự. Quân đội nhiều quốc gia trên thế giới hiện xem kỹ thuật này như một giải pháp để tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc sản xuất vũ khí, khí tài, ví dụ như như các bộ phận của máy bay chiến đấu, lựu đạn.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sản xuất một tàu ngầm tương tự theo biện pháp thông thường sẽ mất 3-5 tháng với chi phí 600.000-800.000 USD, trong khi phiên bản chế tạo theo phương pháp in 3D rẻ hơn 90% và cũng tốn ít thời gian hơn nhiều.
Do chỉ là phiên bản thử nghiệm nên tàu ngầm vừa được chế tạo không có khả năng hoạt động. Hiện phiên bản thứ hai của mẫu tàu ngầm này đang được phát triển và sẽ trải qua các bài thử nghiệm dưới nước trong thời gian tới.
Hải quân Mỹ hy vọng mẫu tàu ngầm in theo phương pháp 3D sẽ đi vào sử dụng và được sản xuất hàng loạt trong năm 2019.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Video đang HOT
Điểm danh 5 tàu ngầm "khủng" nhất thế giới
Hãng tin Sputnik của Nga đã liệt kê 5 loại tàu ngầm với thiết kế đáng chú ý nhất thế giới, hoặc lớn nhất, hoặc trang bị nhiều vũ khí nhất hoặc bí ẩn nhất.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân Dmitry Donskoy. (Ảnh: Sputnik)
Tàu ngầm lớn nhất
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân Dmitry Donskoy lớp Akula của Nga được coi là tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Con tàu được đóng trong giai đoạn từ năm 1976 đến 1986, có kích thước tương đương một tòa nhà 9 tầng với chiều dài 175m, rộng 23m, độ giãn nước 50.000 tấn. Nó có khả năng hoạt động dưới nước liên tiếp trong vòng 120 ngày.
Nga đã chế tạo và triển khai tổng cộng 6 tàu ngầm loại này. Mỗi con tàu có khả năng tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39 hạng nặng.
Tàu này từng được sử dụng để phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava hay các vũ khí hạt nhân được triển khai trên các tàu ngầm tên lửa lớp Borei.
Tàu ngầm được trang bị nhiều vũ khí nhất
Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ. (Ảnh: Military)
Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Ohio của Mỹ được coi là tàu ngầm được trang bị nhiều vũ khí nhất. Hải quân Mỹ hiện biên chế 18 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Ohio.
Theo Sputnik, mỗi tàu ngầm loại này được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident I và Trident II. Mỗi tên lửa Trident I có thể mang 8 đầu đạn có sức công phá 100 kiloton, trong khi tên lửa Trident II có khả năng mang 14 đầu đạn có sức công phá 475 kiloton.
Ngoài ra, ưu điểm khác của tàu ngầm loại này là động cơ cho phép tàu đạt tốc độ di chuyển dưới nước tới 25 hải lý/giờ và lặn sâu tối đa 550m.
Theo giới phân tích, tàu ngầm mang tên lửa lớp Ohio được coi là vũ khí chiến lược của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm êm nhất thế giới
Tàu ngầm lớp Varshavyanka. (Ảnh: RT)
Tàu ngầm lớp Varshavyanka, phiên bản cải tiến của tàu ngầm tấn công Paltus Dự án 877 từ thời Liên Xô, được coi là tàu ngầm chạy êm nhất thế giới. Hải quân Nga đến nay đã tiếp nhận tổng cộng 6 tàu ngầm loại này.
Ưu điểm chính của tàu ngầm lớp Varshavyanka đó là gần như không có tiếng ồn khi chạy ở tốc độ thấp.
Theo các chuyên gia, hiện nay, mới chỉ có tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant của Pháp mới có thể đọ được với tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga về mức độ chạy êm.
Mỗi tàu ngầm loại này được trang bị 18 ngư lôi, 8 tên lửa. Con tàu có ưu điểm tiếp cận mục tiêu mà khó bị phát hiện và có thể phóng ngư lôi nhanh nhất có thể. Nhờ đó, nó có thể dễ dàng hơn trong việc vô hiệu hóa tàu sân bay của đối phương.
Tàu ngầm nhỏ nhất
Tàu ngầm lớp Rubis của hải quân Pháp. (Ảnh: Sputnik)
Danh hiệu tàu ngầm nhỏ nhất thuộc về tàu ngầm lớp Rubis của hải quân Pháp. Với độ choán nước chỉ 2.600 tấn (nhỏ hơn 10 lần so với tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga, tàu ngầm lớp Rubis có chiều dài 73,6m, rộng 8m.
Mỗi tàu ngầm lớp Rubis được trang bị 14 ngư lôi loại 550mm. Con tàu có thể hoạt động liên tục dưới nước trong khoảng thời gian 45-60 ngày nhờ lò phản ứng hạt nhân.
Tàu ngầm bí ẩn nhất
Bức ảnh hé lộ về dự án phát triển tàu ngầm không người lái Status-6 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Một bức ảnh về dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân không người lái dự án Status-6 của Nga được giới truyền thông phát hiện tình cờ vào tháng 11/2015 trong một cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức Bộ Quốc phòng.
Cũng kể từ đó, con tàu đã kéo theo làn sóng đồn đoán, tranh luận trên truyền thông phương Tây, đặc biệt là giới chuyên gia quân sự.
Tổng công ty Đóng tàu Thống nhất của Nga đầu năm ngoái xác nhận đã thông qua kế hoạch phát triển tàu ngầm không người lái nói trên.
Theo các thông tin tiết lộ cho đến thời điểm này, con tàu sẽ được phát triển theo hướng tàu tàng hình, tốc độ di chuyển nhanh và mức độ tự động cao. Nhiệm vụ chính của con tàu này là bắn đầu đạn hạt nhân tới khu vực bờ biển của đối phương.
Minh Phương
Theo Sputnik
Ấn Độ sớm sở hữu đội tàu ngầm hạt nhân răn đe Trung Quốc Ấn Độ quyết định đóng mới 6 tàu ngầm tàng hình hiện đại và đẩy nhanh dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, Pakistan. INS Arihant hiện là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo duy nhất của Ấn Độ. Theo India Times, sau 10 năm bị trì hoãn, Ấn Độ...