Mỹ chạy đua để cứu hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang khẩn trương thảo luận với Quốc hội để đảm bảo sử dụng hết 6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trước hạn chót ngày 30/9.
Nỗ lực này diễn ra khi Ukraine đối mặt với tình thế khó khăn, phải đối phó với các cuộc tấn công của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tại cuộc gặp ở Washington, DC, ngày 2/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 6/9, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích cực thảo luận với Quốc hội nước này để đảm bảo việc sử dụng hết 6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trước hạn chót ngày 30/9 năm nay. Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh lực lượng Ukraine đối mặt với tình thế nguy hiểm, khi họ tiến vào khu vực Kursk của Nga và đồng thời cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Nga nhắm vào thành phố Pokrovsk ở miền Đông Ukraine.
Quyền rút vốn của tổng thống (PDA), một phần quan trọng của gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine được thông qua vào tháng 4 vừa qua, cho phép Tổng thống Mỹ chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng từ kho dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp. Đây là cơ chế chủ yếu mà chính quyền Biden đã sử dụng để vận chuyển vũ khí đến Ukraine, bao gồm các thiết bị như tên lửa phòng không, thiết bị chống máy bay không người lái, tên lửa chống thiết giáp và đạn dược.
Tuy nhiên, phần lớn khoản tiền 7,8 tỷ USD trong khuôn khổ PDA được phê duyệt vào tháng 4 vẫn chưa được sử dụng, gây áp lực lên chính quyền trong việc nhanh chóng hành động trước thời hạn cuối cùng của năm tài chính 2024.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ hy vọng có thể gia hạn PDA dựa trện một dự luật chi tiêu ngắn hạn mà Quốc hội cần thông qua để tránh việc chính phủ đóng cửa vào ngày 30/9. Các trợ lý trong Quốc hội Mỹ cho biết sẽ có giải pháp cho vấn đề này, khi sự ủng hộ lưỡng đảng đối với việc cung cấp viện trợ cho Ukraine vẫn còn mạnh mẽ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ tới Mỹ trong tháng này và tham gia một cuộc họp với nhóm các quốc gia Ramstein (Nhóm Liên lạc Quốc phòng cho Ukraine), trong đó có Mỹ, để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Việc viện trợ quân sự cho Ukraine gặp khó khăn trong năm nay một phần do Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại về việc kho vũ khí đang cạn kiệt và ngành công nghiệp quốc phòng đang gặp vấn đề về chuỗi cung ứng. Mặc dù có những thách thức, các nhà lập pháp Mỹ từ cả hai đảng vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Lindsey Graham đã khẳng định sự ủng hộ của lưỡng đảng là rất quan trọng đối với lợi ích của MỸ và họ cam kết làm mọi cách để đảm bảo thêm viện trợ quân sự trong tương lai.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt gần 175 tỷ USD viện trợ quân sự và hỗ trợ cho Ukraine cùng các quốc gia đồng minh. Số tiền này không chỉ giúp Ukraine mà còn hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, khi Lầu Năm Góc tìm cách thay thế thiết bị đã được gửi tới Kiev. Các công ty quốc phòng Mỹ như Raytheon và General Dynamics đã nhận được các hợp đồng sản xuất các sản phẩm thay thế, mang lại lợi ích kinh tế cho các bang chiến lược như Arizona và Pennsylvania, nơi sẽ quyết định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2024.
Trong trường hợp các cuộc đàm phán với Quốc hội không đạt được kết quả, chính quyền Biden đang cân nhắc một kế hoạch dự phòng, trong đó Bộ Ngoại giao có thể phát hành thông báo PDA trước ngày 30/9 để chi hết số tiền còn lại trước khi hết hạn. Kế hoạch này cho phép chuyển giao nguồn lực cho Ukraine một cách dần dần hơn, đảm bảo viện trợ không bị gián đoạn trong những tháng tới. Ngoài ra, vẫn còn khoảng 3 tỷ USD từ một sai sót kế toán của Lầu Năm Góc có thể được sử dụng để tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Đích thân đến hội nghị các nhà tài trợ vũ khí, ông Zelensky đi thẳng vào vấn đề
Ông Zelensky cho biết đất nước ông cần phải tiếp cận mọi gói hỗ trợ đã được các đồng minh phương Tây công bố cho đến nay 'một cách không chậm trễ'.
Cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG) do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chủ trì diễn ra tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức hôm 6/9 đã thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu từ hơn 50 quốc gia đối tác và một vị khách đặc biệt.
Trong 2 năm qua, các thành viên của nhóm này đã nhiều lần nhóm họp để cung cấp nguồn lực cho nhu cầu phòng không và pháo binh khổng lồ của Ukraine, từ hàng trăm triệu viên đạn vũ khí nhỏ đến một số hệ thống phòng không tinh vi nhất của phương Tây, và hiện nay là máy bay chiến đấu.
Điều khiến cuộc họp lần này trở nên khác biệt là việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đích thân tham dự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG) ở Ramstein, Đức, ngày 6/9/2024. Ảnh: ANSA
Trong lần đầu tiên xuất hiện trực tiếp tại diễn đàn do Mỹ khởi xướng, ông Zelensky đã đi thẳng vào vấn đề cấp bách nhất mà đất nước ông đang đối mặt: Ukraine cần viện trợ quân sự kịp thời hơn và nhiều hơn trong bối cảnh "số lượng hệ thống phòng không vẫn chưa được chuyển giao là đáng kể".
Tổng thống Ukraine cho biết đất nước ông cần phải tiếp cận mọi gói hỗ trợ đã được các đồng minh phương Tây công bố cho đến nay "một cách không chậm trễ".
Bên cạnh đó, ông Zelensky cũng lặp lại lời kêu gọi các quốc gia phương Tây dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng vũ khí được tài trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga, đồng thời nói với các nhà lãnh đạo quân sự và quốc phòng tụ họp tại Đức rằng việc "trói tay" Ukraine trong cuộc chiến là "sai".
Mỹ, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ukraine, đã chuyển giao hàng tỷ USD vũ khí kể từ khi chiến sự nổ ra vào tháng 2/2022, nhưng cho đến nay Washington vẫn từ chối dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa như Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga.
Chính quyền Biden hiện chỉ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp trong các cuộc tấn công xuyên biên giới hạn chế.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã nói với các phóng viên hôm 5/9, trước thềm cuộc họp ở Đức, rằng chính sách của chính quyền Biden vẫn không thay đổi.
"Chúng tôi hàng ngày... vẫn đang có cuộc trò chuyện với những người đồng cấp Ukraine về những gì họ cần, những gì đang diễn ra trên chiến trường và những hỗ trợ mà họ cần để tiếp tục đạt được thành công", ông Kirby nói.
Trước thềm cuộc họp, Washington tuyên bố sẽ cung cấp thêm 250 triệu USD viện trợ an ninh cho Kiev, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cam kết chuyển giao 162 triệu bảng Anh (213 triệu USD) cho 650 tên lửa đa năng hạng nhẹ.
Tổng thống Ukraine nói về 'bước đi mạnh mẽ' để kết thúc chiến tranh với Nga Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã lên tiếng thúc giục Mỹ cho phép Kiev tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga nhằm thực hiện "bước đi mạnh mẽ" để kết thúc chiến tranh với Moskva. Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky trong phát biểu qua video tối 31/8/2024. Ảnh cắt từ clip do Văn phòng Báo chí tổng thống...