Mỹ chặn tàu Triều Tiên trên biển
Hải quân Mỹ đã chặn một tàu Triều Tiên bị nghi đem công nghệ tên lửa sang Myanmar cách đây 2 tuần và trước sức ép của Mỹ và các nước châu Á, con tàu đã bị buộc phải quay về nước.
Washington không đưa ra thông báo chính thức về chiến dịch trên, tương tự một cuộc đối đầu công khai với Triều Tiên cách đây 2 năm. Tuy nhiên, đáp lại câu hỏi về sự gia tăng trong trao đổi tên lửa và các bộ phận tên lửa giữa Triều Tiên và Myanmar, quan chức Mỹ đã đưa ra một ví dụ về việc họ kết hợp giữa sức mạnh hải quân với sức ép ngoại giao để thực thi lệnh trừng phạt của LHQ lên Triều Tiên như thế nào sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân vào 2009.
“Vụ việc lần này rất đáng chú ý: con tàu là của Triều Tiên nhưng lại treo cờ Belize”, một quan chức Mỹ cho hay. Và rằng, giới chức Belize đã cho phép Mỹ kiểm tra con tàu.
Video đang HOT
Ngày 26/5, tại một địa điểm nào đó phía nam Thượng Hải, tàu khu trục McCampbell của Mỹ đã chặn tàu chở hàng M/V Light và đề nghị kiểm tra tàu với sự cho phép của chính quyền Belize. Tàu Triều Tiên 4 lần từ chối. Tuy nhiên, một vài ngày sau, chiếc tàu nằm chết dí một chỗ đã quay đầu trở lại nơi xuất pháp, Mỹ cho biết sau khi dùng máy bay do thám và vệ tinh theo dấu.
Hành động lần này là một chiến thắng hiếm hoi của Mỹ, năm ngoái, một chuyến tàu của Triều Tiên bị nghi chở các bộ phận tên lửa sang Myanmar đã đi trót lọt trước khi Mỹ kịp ra tay. Bất chấp nỗ lực siết chặt trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Triều Tiên của Mỹ, Triều Tiên và Iran cũng như Triều Tiên và các nước khác vẫn tiếp tục trao đổi công nghệ tên lửa tinh vi.
Theo VietNamNet
Iran phủ nhận trao đổi tên lửa với Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Iran hôm nay phủ nhận cáo buộc nước này vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, bằng việc trao đổi công nghệ tên lửa với Triều Tiên.
AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast cho hay: "Chúng tôi không chấp nhận những báo cáo có tính tuyên truyền và sai sự thật, về việc có sự hợp tác giữa Iran và Triều Tiên trong chuyển giao công nghệ, hoặc chuyển giao các thành phần cấu tạo tên lửa đạn đạo."
Ông Mehmanparast khẳng định năng lực chế tạo tên lửa của Iran đã đạt tới một trình độ cao, đủ để không cần công nghệ hoặc các bộ phận thay thế từ các quốc gia khác.
Iran luôn tuyên bố tự phát triển chương trình tên lửa đạn đạo. Ảnh: PBS
Iran chính thức lên tiếng để đáp trả một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc nêu lên nghi ngờ rằng Tehran và Bình Nhưỡng đang trao đổi công nghệ tên lửa đạn đạo. Quốc gia Hồi giáo này luôn tuyên bố tự phát triển các chương trình tên lửa, nhưng những nhà phân tích phương Tây cho rằng một số vũ khí của Iran được làm giống với các thiết kế của Triều Tiên.
Cùng với chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi, chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo của Iran dấy lên những nghi ngại rằng, quốc gia này có thể cần công nghệ sản xuất hệ thống phóng các đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Tehran luôn cực lực phủ nhận điều này.
Không chỉ Iran mà Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối bản báo cáo của Liên Hợp Quốc. Một đại diện của Trung Quốc trong nhóm 7 chuyên gia của Liên Hợp Quốc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, đã từ chối ký vào bản báo cáo kể trên.
Nguyên nhân là vì nó đề cập tới việc những nguyên liệu bị cấm được trung chuyển qua "một nước láng giềng thứ ba". Bản báo cáo không nêu cụ thể tên của quốc gia này, nhưng giới quan sát cho rằng đó có thể là Trung Quốc, đồng minh gần gũi nhất của Triều Tiên và là đối tác thương mại quan trọng của Iran.
Tháng 2/2011, Trung Quốc cũng phản đối một bản báo cáo khác kêu gọi lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, bên cạnh hai lệnh trừng phạt khác cho các vụ thử hạt nhân trong các năm 2006 và 2009.
Theo VNExpress
Trung Quốc 'bênh' Iran, Triều Tiên Trung Quốc đang bị phương Tây nghi ngờ "tiếp tay" cho các phi vụ trao đổi công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo giữa Triều Tiên và Iran. Hãng tin Reuters dẫn lời báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, trao đổi công nghệ tên lửa là vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Báo cáo được đệ trình...