Mỹ chặn kế hoạch xây 3 căn cứ quân sự ở Greenland của Trung Quốc?
Trung Quốc được nói là đã đề xuất được xây dựng ba căn cứ quân sự trên đảo Greenland, tuy nhiên Mỹ đã can thiệp và thỏa thuận này đã bị hủy vào phút chót.
Greenland chỉ có 56.000 dân
Hòn đảo mặc dù lớn nhất nhưng cũng thuộc hàng lạnh giá và hoang vu nhất thế giới Greenland bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý khi tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị mua nó và bị la ó.
Một trong những nhân tố khiến Mỹ quan tâm tới Greenland có thể là sự xuất hiện của người Trung Quốc tại đây. Có tin nói chính phủ Đan Mạch đã chặn lại một số kế hoạch từ chính quyền địa phương cho phép Trung Quốc tài trợ vốn và xây dựng một số sân bay ở Greenland. Nghị sỹ Mỹ Tom Cotton được báo chí dẫn lời nói năm ngoái chính phủ Trung Quốc cố gắng thuyết phục chính quyền Greenland cho phép Bắc Kinh xây dựng ba căn cứ quân sự trên đảo.
“Nhưng chính phủ và một số nghị sỹ Mỹ đã thuyết phục Đan Mạch can thiệp vào phút chót và ngăn lại thỏa thuận này”, trang tin Talk Business & Politics có trụ sở ở bang Arkansas tường thuật.
Video đang HOT
Tờ báo mạng này nói thượng nghị sỹ Cotton đã đề xuất ý tưởng với tổng thống Trump và cũng đã gặp đại sứ Đan Mạch để bàn về khả năng một vụ mua bán. “Tôi nói với tổng thống (Trump) là ngài nên mua nó (Greenland)”, ông Cotton được dẫn lời nói. Ông cũng nói thêm rằng ” ông ấy (Trump) nghe về điều đó từ tôi và một số người khác nữa”.
Theo Wall Street Journal, Tổng thống Trump đã bí mật thảo luận với một số cố vấn cấp cao Nhà Trắng về khả năng mua lại Greenland khi đến thăm Đan Mạch vào tháng 9 tới.”Chúng tôi mở cửa làm ăn chứ không bán đảo”, Ngoại trưởng Greenland Ane Lone nói với Reuters khi được hỏi về thông tin trên báo Wall Street Journal.
Một chuyến thăm đã lên kế hoạch tới Đan Mạch của ông Trump đã bị hủy bỏ và người đứng đầu Nhà Trắng lên Twitter giải thích lý do là vì thủ tướng Đan Mạch không hứng thú bàn chuyện bán Greenland cho Mỹ.
Mỹ từ lâu đã có quan hệ qua lại với Greenland. Theo một thỏa thuận ra đời năm 1951, Đan Mạch cho phép xây các căn cứ quân sự và trạm radar trên đảo mà không phải trả tiền thuê đất. Không quân Mỹ hiện duy trì duy nhất một căn cứ ở Thule, phía bắc Greenland, cách Bắc cực 1200km. Các sân bay quân sự ở Narsarsuaq, Kulusuk và Kangerlussuaq nay đã trở thành sân bay dân sự. Căn cứ Thule được xây dựng năm 1952, ban đầu được thiết kế làm nơi tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom tầm xa. Từ năm 1961, nó trở thành căn cứ cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và giám sát không gian.
ANH MINH
Theo TPO
Nga và Mỹ "bật đèn xanh" cho Israel thực hiện các cuộc tấn công ở Iraq?
Ấn phẩm tiếng Ả rập Asharq al-Awsat cho biết, Nga và Mỹ dường như đã bật đèn xanh cho các cuộc tấn công của Israel vào các vị trí của quân đội Iran ở Iraq.
Theo các nguồn tin phương Tây, Moscow và Washington đã quyết định không ngăn cản các cuộc tấn công của Israel ở Iraq và Syria mặc dù các hoạt động của Israel ảnh hưởng rất nhiều đến an ninh khu vực. Đồng thời, Israel sẽ không bị cản trở trong việc theo dõi các hoạt động của Iran tại Trung Đông.
Tuy nhiên hiện tại, cả Moscow và Washington đều chưa xác nhận thông tin này.
Theo các chuyên gia, mục tiêu chính của Không quân Israel là các tên lửa tầm xa có độ chính xác cao. Israel đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ không cho phép Iran có mặt ở Syria và thừa nhận đã gây ra hàng trăm cuộc không kích, cản trở việc chuyển giao các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm cả các tổ hợp tên lửa phòng không, cho nhóm Hezbollah của Lebanon.
"Tạp chí quân sự" trước đó đã đưa tin về việc phá hủy các kho vũ khí của lực lượng thân Iran, nằm cách thủ đô Bát-đa khoảng 80 km về phía bắc. Hậu quả của vụ tấn công đã khiến Iran thiệt hại ít nhất 50 tên lửa.
Rõ ràng, Israel đang tăng cường tấn công vào lãnh thổ Iraq.
Cách đây một tuần, Israel đã tiến hành cuộc tấn công nhắm vào kho đạn ở phía tây nam Bát-đa làm rung chuyển tòa thị chính của Iraq.
Tháng trước, một vụ nổ khác đã xảy ra tại căn cứ quân sự thuộc tỉnh Salaheddin, miền bắc Iraq, khiến hai người thiệt mạng.
Sau các vụ tấn công, Thủ tướng Iraq Adil Abdul-Mahdi đã cấm các chuyến bay trái phép vào không phận Iraq, đồng thời hạ lệnh chuyển các căn cứ quân sự và kho đạn dược ra khỏi những thành phố lớn để tránh các cuộc không kích.
Các quan chức Israel trước đây tuyên bố rằng Tehran đang cố gắng giành được chỗ đứng tại Iraq. Hãng Reuters cho biết, Iran đã không chỉ chuyển giao các tên lửa đạn đạo cho dân quân Iraq mà còn có thiết kế chế tạo chúng tại quốc gia này. Tehran bị cáo buộc đã cung cấp cho dân quân Iraq tên lửa Fateh-110-Zolfaqar và Zelzal, có tầm bắn 200-700 km, gây ra mối đe dọa cho cả Ả Rập Xê-út và Israel.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho...