Mỹ chặn đường ra đại dương của Trung Quốc
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ quyết tâm của quân đội Mỹ trong việc bảo vệ an ninh hàng hải trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Câu Lạc bộ Thịnh vượng chung (Commonwealth Club) ở thành phố San Francisco ngày 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo Trung Quốc về điều mà ông gọi là những hành động “gây hấn” của nước này ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép tới vùng biển này.
“Trung Quốc không được theo đuổi quá trình quân sự hóa tại khu vực Biển Đông. Những động thái cụ thể sẽ gặp phải những hậu quả cụ thể”, ông tuyên bố.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ
Khi bàn về đối sách nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông, nhiều chuyên gia quốc tế chỉ ra rằng cần hình thành liên kết diện rộng trong khu vực.
Vào thời điểm này, Mỹ đã đẩy mạnh các liên minh song phương, đa phương với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các đồng minh của Mỹ cũng nối kết với nhau, để chia sẻ trách nhiệm cùng nhau
Ví dụ, tại Hàn Quốc, Mỹ đang tiến hành những bước cần thiết cuối cùng để triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao THAAD đến quốc gia đồng minh này bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng bất ngờ tăng thêm số lượng hệ thống Patriot đến Hàn Quốc trong khi kế hoạch triển khai THAAD vẫn thực hiện. Tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn từ 70-160 km, trần bắn cao nhất tới 24 km và có thể bắn được những mục tiêu đang di chuyển với vận tốc Mach 5, tương đương gần 6.200 km.
Đối với Ấn Độ, Mỹ và nước này đang tiến gần đến thỏa thuận chia sẻ các dịch vụ hậu cần quân sự, dấu hiệu hứa hẹn về sự hình thành của một liên minh không chính thức. Lầu Năm Góc cũng đang đàm phán với New Delhi trong dự án đóng hàng không mẫu hạm lớn nhất của nước này, một động thái sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh hải quân Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn tầm đến Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Và sau nhiều năm giẫm chân tại chỗ do các chính phủ trước đây lo ngại thỏa thuận chia sẻ nguồn lực hậu cần quân sự với Mỹ có thể kéo Ấn Độ vào thế phải cam kết hỗ trợ Mỹ trong thời chiến, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã bắn tín hiệu muốn hoàn tất Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LSA) vẫn treo lơ lửng lâu nay.
Các quan chức tiết lộ thỏa thuận sẽ cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ hải, lục, không quân của nhau cho mục đích tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi. Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho hay hai bên đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thứ nhất là LSA, kế đến là thỏa thuận CISMOA nhằm bảo mật liên lạc viễn thông khi quân đội hai nước cùng triển khai chiến dịch chung, và thứ ba là thỏa thuận trao đổi dữ liệu trắc địa, hàng hải và hàng không.
Tiến triển mới trong quan hệ hai nước diễn ra vào đúng giai đoạn các bên cân nhắc phối hợp tuần tra các vùng biển, bao gồm Biển Đông.
Với Nhật Bản, trong năm 2015, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ khẳng định hoan nghênh việc Nhật Bản tham gia tuần tra trên Biển Đông. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng khẳng định rằng Nhật Bản không cần “suy nghĩ” khi cử quân đội tham gia vào “việc đảm bảo tự do hàng không” ở Biển Đông do Mỹ chủ trì.
Trong tháng 2/2016, truyền thông Nhật Bản còn cho biết, Tokyo đang có ý định cho Philippines thuê máy bay huấn luyện TC-90 để giúp nước này cải thiện khả năng giám sát ở Biển Đông. Theo đó, chính phủ hai nước dự kiến ký một thỏa thuận về việc cho thuê TC-90 sớm nhất vào tháng 3 này.
TC-90 đang được Lực lượng phòng vệ Nhật dùng để huấn luyện phi công quân sự, nhưng nó có thể được gắn radar giám sát trên biển và trên không nếu được chuyển giao cho Philippines.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng chiến đấu cho dàn chiến hạm không còn mới, Hải quân Philippines quyết định chi 12 triệu USD để trang bị 3 hệ thống giá đỡ vũ khí điều khiển từ xa (RWS) Mini Typhoon của Israel cho 3 tàu tiến công đa năng (MPAC Mk.III). Mỗi hệ thống giá đỡ điều khiển xa sẽ điều khiển 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm và các ống phóng tên lửa Spike-ER, giúp mở rộng tầm hoả lực của tàu lên trên 8 km. Tàu MPAC Mk III cũng có thể được trang bị 2 súng máy hạng nhẹ 7,62 mm M60. Theo nguồn tin Philippines, mỗi hệ thống RWS Mini Typhoon sẽ có cơ số đạn 2.000 viên cho súng máy và 10 đạn tên lửa.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc hứng "đòn đau điếng" từ láng giềng?
Philippines hôm qua (29/2) đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyết định sắp được đưa ra bởi một toà án trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông để thể hiện rằng cường quốc Châu Á không xem mình "đứng trên pháp luật".
Ảnh minh hoạ
Phản ứng trước những lời chỉ trích được đưa ra gần đây bởi người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippine Albert del Rosario hôm qua đã nói rằng, Bắc Kinh nên gìn giữ trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế bằng việc tôn trọng quyết định sắp được đưa ra trong năm nay về vụ kiện Biển Đông do Manila đưa lên toà án quốc tế.
Vào tháng 1 năm 2013, Manila đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận.
Bất chấp mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn vụ kiện của Philippines bằng việc đưa ra cả "cây gậy và củ cà rốt", hôm 30/3/2014, Manila vẫn kiên quyết nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này của Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng bởi trước đó họ được cho là đã chìa ra "hai củ cà rốt' để nhằm thuyết phục Philippines ngừng vụ kiện. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hai nước rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough và đưa ra một số lợi ích kinh tế khác dành cho Philippines với điều kiện Manila không tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tuy nhiên, Manila đã thẳng thừng bác bỏ điều này.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của toà án quốc tế.
Bỏ qua mọi phản ứng dữ dội của Trung Quốc, bồi thẩm đoàn gồm 5 thành viên của toà án quốc tế The Hague hồi tháng 10 năm ngoái đã tuyên bố, họ có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết vụ kiện của Philippines trong năm nay.
Mới đây nhất, hôm 25/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Wang cáo buộc Philippines đã đóng cánh cửa đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông và miêu tả động thái của Manila là một "sự khiêu khích về chính trị".
Ông Wang tuyên bố, quyết định của chính phủ Philippines là "vô trách nhiệm đối với nhân dân và tương lai của đất nước Philippines." Ông này còn nói thêm rằng, Trung Quốc muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế của Philippines.
Đáp lại, Ngoại trưởng Del Rosario cho hay, Philippines "đã có vô số cuộc gặp gỡ với Trung Quốc để nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp song phương ở Biển Đông song đều không có tác dụng." Manila cũng nỗ lực một cách bất thành trong việc mời Trung Quốc tham gia giải quyết vụ tranh chấp tại toà án quốc tế.
"Vì chúng ta là những quốc gia có trách nhiệm, Philippines cũng như cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc hãy tôn trọng phán quyết sắp tới. Nếu Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi tập thể của chúng tôi thì phải chăng Trung Quốc xem mình là quốc gia đứng trên luật pháp?", Ngoại trưởng del Rosario phát biểu.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh được xem là căng thẳng nhất, quyết liệt nhất.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi xảy ra cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012 ở bãi cạn Scarborough. Sau vụ va chạm đó, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Scarborough nơi vốn là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Kiệt Linh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc bị điều tra tham nhũng Thiếu tướng Uông Ngọc (ảnh), người đứng đầu Bộ phận trang thiết bị của hạm đội Nam Hải thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang bị điều tra tham nhũng Theo một thông cáo đăng trên trang web của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, ông Uông đã bị loại khỏi Quốc hội từ tháng 9-2015 do "một...