Mỹ chấm dứt lệnh miễn trừ với nhiều cơ sở hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nước này sẽ chấm dứt lệnh miễn trừ cho phép các công ty Trung Quốc, châu Âu và Nga hoạt động tại các cơ sở hạt nhân Iran trong vòng 60 ngày.
“Hôm nay tôi tuyên bố việc miễn trừ các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 (JCPOA) sẽ hết liệu lực trong vòng 60 ngày. Việc Iran tiếp tục leo thang vấn đề hạt nhân càng khiến cho sự hợp tác này phải chấm dứt. Những nỗ lực ‘tống tiền’ hạt nhân sẽ chỉ mang lại áp lực ngày càng lớn lên chính quyền Tehran”, Foxnews trích bài viết đăng trên Twitter ngày 27/5 của ông Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc từng coi JCPOA là cần thiết nhằm đảm bảo việc không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Iran, cũng như tạo ra sự ổn định trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, các lệnh miễn trừ sẽ cho phép các tập đoàn tới từ Nga, Trung Quốc hay châu Âu hợp tác với Tehran tại nhiều cơ sở hạt nhân, đồng thời đảm bảo những chiến lược về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được tuân thủ.
Tuy nhiên chính quyền Washington lại nhận định JCPOA sẽ giúp Tehran tăng cường nỗ lực trong việc vũ khí hóa hạt nhân. “Việc chính quyền Tehran ‘tống tiền’ hạt nhân sẽ càng tăng áp lực lên nước này, cũng như cô lập quốc gia Trung Đông khỏi cộng đồng quốc tế”, ông Pompeo viết thêm.
Video đang HOT
Quan hệ Mỹ-Iran đã trở nên xấu đi, khi chính quyền Mỹ rút nước này khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018, đồng thời tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Tehran như một phần của chiến dịch ‘áp lực tối đa’ nhằm buộc quốc gia Trung Đông từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân.
Đề phòng Iran, Mỹ duy trì 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tại vùng Vịnh
Lần đầu tiên từ năm 2012, Lầu Năm Góc quyết định giữ hai nhóm tác chiến tàu sân bay ở vùng Vịnh sau khi tiến hành không kích 5 kho vũ khí của nhóm vũ trang được sự hậu thuẫn của Iran trên đất Iraq.
USS Dwight D. Eisenhower (trái) và tàu sân bay Pháp FS Charles de Gaulle dàn đội hình hôm 3.3 Ảnh Hải quân Mỹ
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), tướng Kenneth McKenzie hôm 13.3 tuyên bố hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower và USS Harry S. Truman sẽ tiếp tục ở vùng Vịnh "trong một khoảng thời gian nữa", theo AFP.
Cũng theo vị tướng, đây là lần đầu tiên Mỹ cùng lúc duy trì hai nhóm tác chiến tàu sân bay tại khu vực kể từ năm 2012.
F/A-18E Super Hornet trên tàu sân bay USS Harry S.Truman hôm 7.3 Ảnh Hải quân Mỹ
Tướng McKenzie cũng cho biết các hệ thống phòng không Patriot đang được chuyển đến Iraq để cung cấp lá chắn trước các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo giống như đợt 2 căn cứ có quân Mỹ trú đóng tại Iraq hồi tháng 1.
Tuy nhiên, chỉ huy CENTCOM thừa nhận Patriot không thể bảo vệ lực lượng Mỹ trước những đòn tấn công bằng rốc két Katyusha, như trường hợp căn cứ Taji vừa trải qua vào tối 11.3, khiến 3 quân nhân Mỹ và Anh thiệt mạng.
Mỹ đã giáng đòn đáp trả bằng cách không kích 5 kho vũ khí của các nhóm vũ trang Hồi giáo Shiite mà Lầu Năm Góc tố cáo được Iran hậu thuẫn.
Iraq đã phản ứng mạnh mẽ về chiến dịch này của lực lượng Mỹ, gọi vụ không kích là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq.
Đồng thời, chính quyền Tehran một mực bác bỏ sự liên quan trong các vụ tấn công bằng rốc két nhằm vào liên quân do Mỹ dẫn đầu trên lãnh thổ Iraq.
Theo thanhnien.vn
Ông Trump nêu các mục tiêu của Mỹ trong quan hệ với Iran Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không quan tâm Iran có tiến đến đàm phán hay không, nhưng sẽ không để Iran có được vũ khí hạt nhân và không cho phép chính quyền Tehran giết hại người biểu tình. " Thật ra, tôi không thực sự quan tâm đến việc liệu họ có tiến đến đàm phán hay không. Điều đó hoàn...