Mỹ cay đắng thừa nhận F-35 vẫn còn tồi tệ hại
Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay ít tài nhiều tật
Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay “ít tài nhiều tật” này.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho hay, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký kết ít nhất 2 hợp đồng với tổng giá trị 114 triệu USD để tiếp tục hoàn thiện các tiêm kích tàng hình F-35 của này nước sau hàng loạt các vấn đề mà theo Washington là khiến F-35 vẫn chưa thực sự đủ tốt để đưa vào trang bị.
Theo đó, hợp đồng đầu tiên là với Tập đoàn quốc phòng United Technologies – nhà thầu chính cung cấp các động cơ phản lực Pratt & Whitney dành cho những chiếc F-35. Hợp đồng này có trị giá ước tính 33 triệu USD nhằm cải thiện mẫu động cơ phản lực Pratt & Whitney F135 “ít tài nhiều tật” của F-35.
Quân đội Mỹ vẫn chưa thể ngủ yên với chương trình F-35 của nước này.
Hầu hết các vấn đề liên quan đến động cơ của tiêm kích F-35 đều xuất phát từ biến thể cất cánh thẳng đứng F-35B dành cho Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Bộ Quốc phòng lẫn Hải quân Mỹ đều muốn giải quyết mọi rắc rối đối với chương trình F-35 trước cuối năm 2018.
Chưa dừng lại đó, Bộ Quốc phòng Mỹ còn chi thêm 81,4 triệu USD cho Tập đoàn Lockheed Martin – “cha đẻ” của chương trình F-35 để tiếp tục nâng cấp dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này mặc dù nó chưa được đưa vào trang bị chính thức. Theo giải thích của Bộ Quốc phòng Mỹ chương trình nâng cấp này là để giúp F-35 đối phó với các mối đe dọa tiềm năng trong tương lai cũng như giảm chi phí vận hành và cải thiện khả năng hoạt động của loại máy bay chiến đấu này.
Video đang HOT
Không giống như hợp đồng nâng cấp động cơ phản lực Pratt & Whitney, chương trình nâng cấp toàn diện dành cho F-35 do Lockheed Martin thực hiện sẽ phải kết thúc trong năm 2017 đối với tất cả những chiếc F-35 đã được xuất xưởng.
Nhiều chuyên gia quân sự đang hoài nghi giá trị thật của chương trình F-35 đối với Quân đội Mỹ.
Dựa trên báo cáo tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2016, Không quân Mỹ sẽ mua ít nhất 44 chiếc F-35 trong năm nay tài chính này, 48 chiếc khác vào năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm từ năm 2018 đến 2020.
Theo kế hoạch ban đầu tổng chi phí dành cho 1.736 chiếc F-35 mà Quân đội Mỹ định mua sẽ là 217 tỷ USD. Tuy nhiên chương trình phát triển F-35 đã tiêu tốn của Mỹ khoảng 400 tỷ USD và con số này vẫn chưa có điểm dừng khi mà chính Lockheed Martin – nhà thầu chính của chương trình F-35 vẫn chưa thể xác định giá của mỗi chiếc máy bay chiến đấu tàng hình này.
F-35 là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhưng những gì nó mang lại chỉ là nỗi thất vọng dành cho cả tướng lĩnh lẫn giới chính trị gia Mỹ. Thậm chí F-35 còn bị đánh giá là kém cơ động hơn cả những dòng máy bay chiến đấu tiền nhiệm của nó có trong biên chế của Quân đội Mỹ điển hình là F-16.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
F-35 phô diễn sức mạnh tác chiến "độc nhất vô nhị"
Nỗ lực muốn sớm triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã có thêm một bước tiến mới khi trải quả một cuộc thử nghiệm hoạt động tại một căn cứ biệt lập ở bang Idaho của nước này. Thông tin trên vừa được Không lực Mỹ đưa ra hôm 26/2 trong một thông cáo báo chí.
Không lực Mỹ cho biết, việc thực hiện thử nghiệm ở một căn cứ biệt lập cho phép chuyên gia xác định khả năng của các hệ thống mới trên F-35 có thể hoạt động tốt ở môi trường lạ hay không.
Các cuộc thử nghiệm trước đó của F-35 được tiến hành ở các căn cứ không quân rải rác trên khắp dọc nước Mỹ.
Dự án phát triển chiến đấu cơ F-35 là dự án vũ khí có chi phí đắt đỏ nhất thế giới, khi tổng số tiền đầu tư phát triển và mua chiến đấu cơ này chỉ có 400 tỷ USD, trong khi việc vận hành và bảo dưỡng loại chiến đấu cơ này lại có chi phí "trên trời", lên tới 1500 tỷ USD mà chưa đạt được thành quả nào khả quan.
Trước đó, Lầu Năm Góc từng tuyên bố, dự án máy bay F-35 của hãng Lockheed-Martin là "dự án trọng tâm trong việc hình thành nên một thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ mới cho Hải, Lục, Không quân Mỹ và các đồng minh".
Theo Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ cần chính xác là 2443 chiếc F-35 để đối phó và đấu tranh với những kẻ thù quân sự tiềm tàng như Trung Quốc.
Nếu chương trình phát triển F-35 này suôn sẻ, không gặp trục trặc và đúng theo như những gì Lầu Năm Góc từng "tô vẽ" thì F-35 được đánh giá là một trong 10 chiến đấu cơ "đáng gờm" nhất thế giới hiện nay. Đây được kỳ vọng là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên được phép xuất khẩu trên thế giới.
Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Với những tính năng ưu việt và vượt trội của mình, F-35 trở thành thứ vũ khí được nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Báo Mỹ chỉ cách bắn hạ tiêm kích F-22 và F-35 Tạp chí The National Interest vừa đăng tải phân tích của chuyên gia Dave Majumdar cách phát hiện và bắn hạ tiêm kích F22 và F35 của Mỹ. Đầu tiên, chuyên gia Dave Majumdar cho rằng: "Nếu như hoàn thiện hơn một chút về hệ thống xử lý tín hiệu và sử dụng các tên lửa với các hệ thống tự dẫn đường...