Mỹ cay đắng nhìn Nga “cuỗm” 2 tỷ USD vũ khí trước mắt
Ngày 15-11, một quan chức của công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết, Nga sẽ cung cấp máy bay trực thăng và các hệ thống phòng không hiện đại cho Ai Cập trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, được cho là có giá trị lên đến 2 tỷ USD.
Trước đó, hôm 14-11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến thăm Ai Cập để tìm kiếm những hợp đồng béo bở với chính phủ nước này sau khi cựu tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ.
Ngoại trưởng Lavrov đã khẳng định rằng kế hoạch hợp tác quân sự đã được thảo luận trong cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và người đồng cấp Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết về các cuộc đàm phán này.
Tuy nhiên ông Mikhail Zavaly, trưởng phái đoàn Rosoboronexport tham dự Triển lãm hàng không Dubai 2013 sắp tới, đã xác nhận rằng Nga muốn bán trang thiết bị quân sự cho Ai Cập.
“Bây giờ chúng tôi đang đề xuất bán máy bay trực thăng, thiết bị phòng không hiện đại cho Ai Cập và hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự đã mua trước đó”, ông Zavaly cho biết.
Ông không cho biết chi tiết, nhưng nhật báo Vedomosti của Nga cho rằng hai bên đang đàm phán về kế hoạch bán máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, các hệ thống phòng không tầm thấp và tên lửa chống tăng Kornet cho quốc gia bắc Phi này.
Dẫn lời các nguồn tin quốc phòng Nga, nhật báo Vedomosti cho biết các thỏa thuận này trị giá hơn 2 tỷ USD và có thể được Ả-rập Xê-út tài trợ, nước đã ủng hộ lật đổ ông Morsi.
Video đang HOT
Hai bên đang đàm phán hợp đồng máy bay chiến đấu MiG-29M2
Theo Flightglobal, Không quân Ai Cập hiện đang sở hữu khoảng 58 chiếc máy bay chiến đấu MiG-21 và 93 máy bay trực thăng Mi-8/17 do Nga chế tạo. Hầu hết số máy bay này đều cần phải sửa chữa và nâng cấp.
Ngày 7-11, trang mạng Donia Al-Watan của Palestine cho biết, Ai Cập đang cân nhắc chi đến 4 tỷ USD cho việc mua các loại vũ khí hiện đại của Nga sau khi bị Mỹ đình chỉ một phần viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí. Theo trang mạng này, Nga đã đề xuất cho Ai Cập “một thỏa thuận lịch sử, trao cho nước này một lựa chọn mua sắm những vũ khí hiện đại nhất mà không có bất kỳ hạn chế nào.”
Những thông tin đồn đoán về việc Ai Cập quay sang Nga để tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh của họ đã được các phương tiện truyền thông tiết lộ ngay từ đầu tháng 11 và đặc biệt là quanh chuyến thăm gần đây tới Ai Cập của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Chuyến thăm này được cho là một nỗ lực nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương đang suy yếu giữa hai nước và ngăn chặn các thỏa thuận quân sự tiềm năng với Nga.
Các nguồn tin cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề xuất với Ai Cập sẽ khôi phục lại tất cả các loại viện trợ quân sự, trị giá 1,5 tỷ USD hàng năm, và “đưa quan hệ song phương trở lại mức ban đầu,” nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã bác bỏ mọi đề xuất của Mỹ.
Trước đó, vào đầu tháng 10, Mỹ đã công bố quyết định tạm dừng cung cấp một số hệ thống vũ khí và viện trợ tiền mặt cho chính phủ Ai Cập, bao gồm 10 chiếc trực thăng Apache với chi phí khoảng 500 triệu USD, 4 chiếc F-16, hủy bỏ tập trận hai năm một lần và 260 triệu USD tiền mặt hỗ trợ cho Ai Cập cho đến khi chính phủ này đạt được “những tiến bộ đáng tin cậy”.
Theo ANTD
Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ra tòa
Trước phiên tòa xét xử về tội giết người, ngày 4.11, ông Mohamed Morsi cựu Tổng thống Ai Cập bị quân đội phế truất vẫn tuyên bố ông là Tổng thống của Ai Cập.
Ông Mohamed Morsi đứng sau song sắt tại tòa án tại thủ đô Cairo ngày 4.11 - Ảnh: AFP
Ông Morsi phải đứng trong lồng sắt bên trong tòa án ở Cairo, đúng vị trí mà cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đứng hầu tòa trước đó, theo AFP.
Cả ông Morsi và ông Mubarak đều phải hầu tòa vì bị cáo buộc gây ra cái chết của những người biểu tình.
Nhưng không giống như ông Mubarak, ông Morsi đã mặc bộ áo vest màu xanh dương đậm đứng trước tòa. Phiên tòa đã bị gián đoạn trong một khoảng thời gian do ông Morsi từ chối mặc áo tù màu trắng.
"Tôi là Tiến sĩ Mohamed Morsi, Tổng thống Ai Cập", ông Morsi tuyên bố khi thẩm phán gọi tên ông.
"Những gì đang xảy ra hiện nay chỉ là để che đậy cho cuộc đảo chính vừa qua (hồi tháng 7). Tôi không phải tự nguyện có mặt tại đây (tòa án), mà là bị ép buộc", ông Morsi tuyên bố trước tòa.
"Đây không phải là một phiên tòa. Đây là một vụ đảo chính. Những kẻ đứng đầu vụ đảo chính phải bị xét xử", ông Morsi nói thêm.
Phiên tòa xét xử ông Morsi không được truyền hình trực tiếp như người tiền nhiệm Mubarak. Thẩm phán Ahmed Sabry Youssef ngày 4.11 đã ra lệnh cấm sử dụng camera và các thiết bị thu âm khi phiên tòa đang diễn ra.
Quân đội đã giam giữ ông Morsi tại một vị trí bí mật kể từ khi tiến hành một vụ đảo chính, phế truất ông hồi tháng 7.2013 và buộc tội ông cùng 14 người khác đã gây ra cái chết của những người biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống Ai Cập hồi tháng 12.2012.
Nếu tội danh được thành lập, ông Morsi có thể lãnh án tử hình hoặc chung thân.
Căng thẳng ở Ai Cập leo thang trong ngày 4.11 do người ủng hộ ông Morsi và người ủng hộ quân đội đồng loạt ra đường biểu tình. Các quan chức Ai Cập đã triển khai lực lượng cảnh sát hùng hậu để bảo vệ an ninh cho phiên xử ông Morsi.
Làn sóng bất ổn ở Ai Cập gia tăng kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 7.2013, khi quân đội phế truất ông Morsi, khiến trên 1.000 người thiệt mạng sau những cuộc đụng độ giữa người biểu tình, cảnh sát và quân đội Ai Cập; hàng ngàn người biểu tình bị bắt giữ, theo AFP.
Ông Morsi giành chức tổng thống nhờ vào cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ai Cập hồi tháng 6.2012, sau cuộc nổi dậy lật đổ cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Nhưng kể từ khi lên nhậm chức, ông Morsi vẫn luôn trong tình trạng đối mặt với tình hình bất ổn chính trị nội bộ và khủng hoảng kinh tế ở Ai Cập.
Theo TNO
Ai Cập: Hoãn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi Đài Truyền hình nhà nước Ai Cập ngày 4.11 đưa tin, phiên tòa xét xử Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi và 14 thành viên phong trào Huynh đệ Hồi giáo đã được mở đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, các thẩm phán đã tuyên bố hoãn phiên xét xử này với lý do việc cầu kinh...