Mỹ cắt quan hệ với WHO
Trump tuyên bố Mỹ cắt quan hệ với WHO vì cách tổ chức này xử lý Covid-19, cáo buộc Trung Quốc “toàn quyền kiểm soát” họ.
“Vì họ không thực hiện các cải cách rất cần thiết được yêu cầu, hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chuyển khoản đóng góp dành cho tổ chức này sang các nhu cầu y tế công cộng toàn cầu khẩn cấp khác xứng đáng hơn”, Tổng thống Mỹ ngày 29/5 nói tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trằng ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Trump nói rằng các quan chức Trung Quốc “phớt lờ nghĩa vụ báo cáo” với WHO về Covid-19 và gây áp lực cho cơ quan này “đánh lừa thế giới”. “Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát với WHO mặc dù chỉ đóng góp 40 triệu USD, trong khi Mỹ chi 450 triệu USD một năm”, ông nói thêm. “Thế giới cần những câu trả lời của Trung Quốc về virus. Chúng ta cần sự minh bạch”.
Hiện chưa rõ khi nào quyết định của Trump có hiệu lực. Nghị quyết năm 1948 của quốc hội Mỹ về tư cách thành viên WHO viết rằng Mỹ “có quyền rút khỏi tổ chức nếu thông báo trước một năm”. Mỹ là thành viên duy nhất có thể rút khỏi WHO một cách hợp pháp – đặc quyền mà Washington đã yêu cầu khi gia nhập tổ chức.
Trump hôm 14/4 tuyên bố đình chỉ cấp ngân sách cho WHO với lý do tổ chức này thông đồng với Trung Quốc, che giấu tính nghiêm trọng của Covid-19 ở Trung Quốc, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại. Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.
Ngày 18/5, ông ra tối hậu thư, chỉ trích WHO là “con rối” của Trung Quốc, dọa dừng tài trợ vĩnh viễn trừ khi tổ chức thực hiện “những cải tiến đáng kể” trong 30 ngày.
Số tiền các thành viên WHO phải đóng góp được tính toán dựa trên tiềm lực kinh tế và dân số. Mỹ chiếm khoảng 20% tổng ngân sách của WHO trong hai năm qua, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Năm ngoái họ đã cấp ít nhất 400 triệu USD. Ngoài ra, Washington hàng năm còn tự nguyện tài trợ hàng trăm triệu USD cho các chương trình cụ thể của WHO như chống bệnh bại liệt, HIV, viêm gan và bệnh lao. Theo trang web của WHO, Mỹ còn “nợ” tổ chức 200 triệu USD đã cam kết đóng góp.
Nga giới thiệu 8 loại vaccine tiềm năng ngừa Covid-19 cho WHO
Các nhà khoa học Nga đã chính thức giới thiệu 8 loại vaccine tiềm năng ngừa Covid-19 với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Nga, bà Melita Vujnovich cho biết, Nga đã có đóng góp to lớn trong công cuộc chống lại đại dịch Covid-19. Cho đến nay, 8 loại vaccine tiềm năng được phát triển bởi các viện nghiên cứu khác nhau của Nga, đã được đăng ký với WHO. Văn phòng WHO tại Liên bang Nga đã sẵn sàng làm việc trực tiếp với các nhà khoa học.
Nga giới thiệu 8 loại vaccine tiềm năng ngừa Covid-19 cho WHO (Ảnh: Tass).
Theo bà Melita Vujnovich, có 4 loại vaccine chính được thử nghiệm gồm: vaccine nghiên cứu trên cơ sở các phiên bản sửa đổi của virus, trên cơ sở protein, trên cơ sở axit nucleic và vaccine vector. Hiện, có 124 vaccine tiềm năng đã được các cơ sở nghiên cứu thông báo cho WHO, đáp ứng các tiêu chí của Tổ chức này. Trong đó có 10 loại đang trong giai đoạn đánh giá lâm sàng và 114 loại ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Nga đã phân bổ 3,1 tỷ rúp (khoảng 43 triệu USD) từ ngân sách liên bang cho việc phát triển các hệ thống xét nghiệm và vaccine.Nga đang phát triển 47 loại vaccine khác nhau, trong đó có vaccine có triển vọng cao, đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến, vaccine có thể xuất hiện trong cuối tháng 7 và sẽ triển khai tiêm cho người dân vào tháng 8 và mất khoảng 6 - 9 tháng để kết thúc quá trình tiêm chủng toàn quốc./.
WHO 'giữa hai làn đạn' Mỹ - Trung Khi gửi "tối hậu thư" cho WHO tuần trước, Trump dường như trông đợi đòn đánh của ông có thể mang lại nhiều tác động hơn thực tế. Trong lá thư dài 4 trang, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebryesus cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cách ứng phó với đại dịch,...