Mỹ cắt giảm, Nga và Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự
Năm 2012, Trung Quốc và Nga lần lượt tăng chi tiêu quân sự 7,8% và 16%, trong khi Mỹ lại cắt giảm 6%.
Ngày 15-4, Viện nghiên cứu SIPRI công bố một báo cáo cho thấy, chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2012 đã lần đầu tiên sụt giảm trong hơn một thập kỷ qua do Mỹ và châu Âu cắt giảm mạnh, vì đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và việc rút dần khỏi cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.
Tuy nhiên, ở chi tiêu quốc phòng ở châu Á, Bắc Âu, Mỹ La-tinh và Trung Đông vẫn gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, lần lượt tăng 7,8% và 16% trong năm 2012 so với năm trước đó.
Mỹ đã cắt giảm 6% chi tiêu quốc phòng trong năm 2012
Nói chung toàn thế giới, chi tiêu cho quân sự trong năm 2012 đã giảm 0,5% xuống còn 1.750 tỷ USD, lần giảm đầu tiên kể từ năm 1998, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
“Chúng tôi thấy bắt đầu có sự dịch chuyển trong cán cân chi tiêu quân sự thế giới từ các nước phương Tây sang những khu vực đang phát triển”, ông Sam Perlo-Freeman, Giám đốc Chương trình Chi tiêu quân sự và Sản xuất vũ khí của SIPRI, cho biết.
Theo SIPRI, chi tiêu quân sự của Mỹ, nước chi tiêu lớn nhất thế giới với ngân sách gấp khoảng 5 lần so với Trung Quốc, đã lần đầu tiên giảm 6% và đứng ở mức dưới 40% tổng chi tiêu toàn cầu kể từ khi Liên Xô sụp đổ hơn 20 năm trước.
Năm 2012, Trung Quốc đã tăng 7,8% chi tiêu quốc phòng
“Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy chi tiêu quân sự thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm trong 2 đến 3 năm tới, ít nhất là cho đến khi NATO hoàn thành việc rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014″, ông Perlo-Freeman nói. “Tuy nhiên, chi tiêu cho quân sự tại các khu vực mới nổi có thể sẽ tiếp tục gia tăng, nên, sau đó tổng chi tiêu của thế giới có thể sẽ lại gia tăng”.
Trong số các nước gia tăng chi tiêu quân sự thì Trung Quốc, nước đang ưu tiên mua sắm và phát triển tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa, máy bay chiến đấu tàng hình và các nhóm tác chiến tàu sân bay, là khiến các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Ấn Độ quan ngại nhất.
Theo ANTD
Trung Quốc có thể trở thành lái buôn "thần chết" lớn nhất thế giới
Các quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng tại Nga và Ukraine dự đoán rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành lái buôn "thần chết" lớn nhất thế giới, tạp chí quốc phòng Jane's đưa tin hôm 27/3.
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc bị "tố" là sao chép từ dòng chiến đấu cơ Su-27K.
Trung Quốc gần đây đã vượt Anh để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí quân sự lớn thứ 5 thế giới. Một báo cáo của Viên nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong năm 2012 đã tăng 162% so với năm 2008.
Các quan chức Nga và Ukraine đã sử dụng những từ ngữ như "không thể dừng lại" và "không thể tránh khỏi" để miêu tả về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
"Mỹ và các quốc gia phương Tây không đánh giá đầy đủ các tác động của xu hướng này hoặc họ chỉ đơn thuần cho rằng sẽ là quá phiền phức khi công khai thừa nhận điều đó", họ nói.
Họ cũng cho rằng công nghệ từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã có đóng góp quan trọng sự sự phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc.
Một quan chức từ Ukraine cho hay: "Một ví dụ là máy bay chiến đấu J-15, vốn hạ cánh xuống tàu sân bay Varyag (giờ đây mang tên Liêu Ninh) hồi đầu năm nay. Cả tàu sân bay và máy bay chiến đấu Su-27K, mà Trung Quốc đã sao chép để chế tạo J-15, đều xuất phát từ Ukraine",
Quan chức trên nói thêm rằng cánh của máy bay vận Y-20 do Trung Quốc chế tạo cũng bị sao chép từ các thiết kế của Công ty Antonov thuộc sở hữu nhà nước tại thủ đô Kiev.
Một lợi thế khác mà Trung Quốc có được là nước này không cần mất thời gian và tiền bạc để phát triển các động cơ máy bay của riêng mình, các quan chức cho hay. Nhưng sự phụ thuộc vào các động cơ do nước ngoài chế tạo đã trở thành rào cản đối với Trung Quốc cho sự phát triển các máy bay hiện đại nhất của nước này.
Tuy nhiên, một quan chức khác từ Ukraine cho biết khi các kỹ sư Trung Quốc tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, họ đã trở nên sáng tạo hơn trong việc thiết kế các hệ thống riêng thay vì đi sao chép của các nước khác.
Bất chấp việc Bắc Kinh khẳng định không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác hoặc bán vũ khí cho những nơi chúng có thể được sử dụng để làm mất ổn định một khu vực, Trung Quốc đã bán vũ khí cho các chính quyền bị cáo buộc là bạo lực như Sudan.
Theo ANTD
Kinh doanh "thần chết" Bất chấp việc nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng, hoạt động buôn bán vũ khí giết người diễn ra sôi động chưa từng thấy. Các tổ hợp tên lửa đất đối không là mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường vũ khí Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết số lượng hợp...