Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng nhưng vẫn gấp 7 lần Nga
Ngày 13-4, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố một báo cáo cho thấy, mặc dù Mỹ đã cắt giảm chi tiêu quân sự trong năm 2014, nhưng vẫn cao hơn chi tiêu cho quốc phòng của Nga tới 7 lần.
Theo báo cáo trên, Mỹ đã chi 610 tỷ USD cho quân sự trong năm 2014, nhiều hơn gần 3 lần so với nước chi tiêu lớn thứ hai là Trung Quốc, với ước tính đã chi 216 tỷ USD. Còn chi tiêu quốc phòng của Nga ước khoảng 84,5 tỷ USD.
SIPRI cho biết, chi tiêu quốc phòng của Mỹ giảm mạnh đã kéo chi tiêu cho quốc phòng của toàn cầu giảm 0,4%, xuống mức 1.800 tỷ USD.Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu cho quốc phòng, mặc dù đã giảm 6,4% chi tiêu quân sự trong năm qua so với năm 2013 và giảm đi 1/5 so với đỉnh điểm hồi năm 2010. Khu vực Tây Âu cũng trong tình trạng tương tự.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ
Căng thẳng chính trị tại miền đông Ukraine cũng khiến các nước ở khu vực đông Âu tăng ngân sách và sửa đổi kế hoạch cho các chương trình quốc phòng trong những năm tới. Trong đó, ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng hơn 20% lên 4 tỷ USD.
“Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã thay đổi căn bản tình hình an ninh châu Âu. Dù vậy, cho đến nay, các tác động của tình hình Ukraine ảnh hưởng lên chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ rõ rệt ở các nước có chung biên giới với Nga”, tiến sĩ Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI cho biết.
Video đang HOT
Với mức tăng, giảm như trên, trong năm 2014, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 34% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (12%), Nga (4,8%) và Arap Saudi (4,5%).Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều tăng chi tiêu quân sự tương ứng 9,7% và 8,1%. Arap Saudi cũng là một trong những nước tăng chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong năm 2014 với mức tăng 17% do các cuộc xung đột vũ trang tại Trung Đông gia tăng, đưa nước này trở thành nước chi tiêu cho quân sự lớn thứ 4 trên thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc, Nga, Đông Âu chi mạnh tay cho quốc phòng
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc và Nga, cũng như các nước Đông Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng Ukraine đã tăng mạnh trong năm 2014, theo thống kê do Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình (SIPRI) ở Stockholm công bố hôm qua 13/4.
Trung Quốc khoe sức mạnh quân sự trong một buổi diễu hành. (Ảnh: CNA)
Thống kê mới của SIPRI, một viện nghiên cứu độc lập về xung đột, vũ khí, kiểm soát và giải giáp vũ khí, cho thấy nhìn chung trên thế giới, chi tiêu quân sự đã sụt giảm 3 năm liên tiếp. Tổng chi năm 2014 là 1.776 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo của SIPRI đánh giá: "Trong những năm gần đây, chi tiêu quân sự giảm tại Mỹ và Tây Âu, nhưng lại tăng ở phần còn lại trên thế giới. Tình trạng này vẫn duy trì trong năm 2014, cho dù chi quân sự của châu Mỹ Latin có ít thay đổi".
Mỹ vẫn là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất trong năm 2014 với 610 tỉ USD, nhưng chi phí quân sự của Washington năm 2014 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước đó. Tại Tây Âu, các nước này có chung xu hướng với Mỹ khi thu hẹp chi tiêu quốc phòng.
Trong khi đó, 3 nước theo sau là Trung Quốc, Nga và Ả-rập Xê-út đều tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Bắc Kinh đứng hạng nhì với chi phí quân sự ước tính lên đến 216 tỉ USD, tăng 9,7%.
Với việc bỏ ra 84,5 tỉ USD cho chi tiêu quốc phòng, Nga đứng thứ ba trong bảng xếp hạng. Chi quân sự của Nga tăng 8,1% trong năm 2014 do chiến dịch hiện đại hóa quân đội.
Theo dự kiến ngân sách 2015, chi quốc phòng sẽ tiếp tục tăng 15%, nhưng tình hình kinh tế đang gặp khó khăn có thể khiến con số kế hoạch này có thể bị giảm xuống.
Ả-rập Xê-út đã tăng mạnh chi tiêu quân sự lên 17% Saudi Arabia. SIPRI đánh giá đất nước dầu mỏ này là một cường quốc với vai trò quan trọng trong nhiều xung đột trong khu vực.
Thống kê của SIPRI cho thấy cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cho nhiều quốc gia Trung Âu, các nước vùng Baltic và Bắc Âu phải mạnh tay đầu tư cho quân sự, đồng thời xem xét lại chính sách quốc phòng của mình.
"Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm thay đổi cơ bản tình hình an ninh tại châu Âu, nhưng cho đến nay ảnh hưởng của nó đến chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ thấy rõ ở các nước giáp với Nga", Sam Perlo-Freeman, một chuyên gia của SIPRI nhận định.
Trong năm 2014, chi phí quân sự của Ukraine tăng đến 23% trong năm 2014, với tổng chi 4 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm 2015.
Trong khi đó, Ba Lan đã tăng ngân sách quốc phòng năm 2014 tới 13%, đồng thời dự kiến tăng 38% trong năm 2015, vượt mục tiêu do NATO ấn định cho các nước thành viên là không ít hơn 2% GDP.
Tại Châu Phi, chi tiêu quân sự tăng 5,9%, còn tại Châu Á- Thái Bình Dương tăng 5%.
Các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương buộc phải tăng chi phí quốc phòng để đối phó với Trung Quốc, nước từ hơn 10 năm qua đều dành ngân sách rất lớn, từ 2 đến 2,2% tổng GDP cho chi tiêu quân sự.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc tăng chi quốc phòng lên 145 tỷ USD Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay sẽ ở mức khoảng 145 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng ở mức hai chữ số, bất chấp kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chủ trương đầu tư lớn cho...