Mỹ cấp phép cho loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể mới
Ngày 11/2, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp một phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể do công ty dược Eli Lilly phát triển có tên gọi là bebtelovimab.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thuốc được dùng theo đường truyền tĩnh mạch trong khoảng 30 giây. FDA cấp phép sử dụng bebtelovimab cho những bệnh nhân COVID-19 vừa và nhẹ, từ 12 tuổi trở lên, có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng. Theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng thuốc bebtelovimab được nộp cho FDA, thuốc có tiềm năng cao trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron, bao gồm cả biến thể phụ BA.2.
Hồi cuối tháng trước, FDA đã rút giấy phép sử dụng khẩn cấp với 2 loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể của Eli Lilly và Regeneron do không có hiệu quả với biến thể Omicron, vốn đang gây ra gần 50% số ca bệnh tại Mỹ. Đây là 2 loại thuốc điều trị bằng kháng thể hàng đầu tại Mỹ.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 11/2, các quan chức Mỹ cho biết chính phủ nước này đã đặt mua số thuốc bebtelovimab của Eli Lilly đủ để điều trị cho khoảng 600.000 bệnh nhân COVID-19. Theo Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Xavier Becerra, thuốc kháng thể đơn dòng của Eli Lily sẽ được phân phối miễn phí tới các bang ở Mỹ sau khi được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Chính phủ Mỹ đã nhanh chóng đặt mua thuốc bebtelovimab sau khi FDA rút giấy phép sử dụng khẩn cấp 2 loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể hàng đầu kể trên. Trong khi đó, các loại thuốc điều trị thay thế như thuốc viên chống virus của Pfizer và Merck lại đang khan hiếm. Theo Eli Lilly, hãng đã nhận được đơn đặt hàng thuốc bebtelovimab trị giá ít nhất là 720 triệu USD.
Thuốc điều trị bằng kháng thể đơn dòng phát triển trong phòng thí nghiệm hoạt động theo cơ chế tương tự như hệ miễn dịch giúp ngăn chặn virus xâm nhập cơ thể. Thuốc thường được dùng theo đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch ngay trong giai đoạn đầu được phát hiện nhiễm bệnh để ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong.
Các nhà khoa học lưu ý các biện pháp điều trị bằng kháng thể không thể thay thế việc tiêm phòng và thường được ưu tiên dùng cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao như người già, người phải cấy ghép các bộ phận trên cơ thể và những người có bệnh nền như bệnh tim hay tiểu đường.
CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả của mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19
Hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 do các hãng Pfizer và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ thực hiện và công bố ngày 11/2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của vaccine phòng bệnh giảm sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về thời gian duy trì hiệu quả của mũi tăng cường (mũi thứ 3). Nghiên cứu mới được CDC thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập về hơn 241.204 người đến thăm khám tại khoa cấp cứu hoặc khoa điều trị khẩn cấp và 93.408 ca nhập viện là người trưởng thành mắc các triệu chứng giống COVID-19 trong giai đoạn từ 26/8/2021-22/1/2022.
Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các thông số như thời gian mắc bệnh, khu vực sinh sống, độ tuổi và mức độ lây nhiễm ở địa phương và các đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân để có được kết quả tổng hợp. Kết quả nghiên cứu mới của CDC chỉ ra trong giai đoạn làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiệu quả bảo vệ của vaccine trước nguy cơ phải cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp là 87% trong vòng 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, nhưng giảm xuống còn 66% trong tháng thứ 4. Hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 91% trong 2 tháng đầu sau tiêm nhưng giảm xuống 78% vào tháng thứ 4 sau khi tiêm.
Theo bà Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC Mỹ, việc tiêm thêm mũi vaccine tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao để ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn.
Các tác giả kết luận việc phát hiện ra hiệu quả của mũi tăng cường vaccine mRNA giảm trong vài tháng sau tiêm sẽ củng cố thông tin để quyết định về việc tiêm mũi thứ 4 nhằm duy trì hoặc cải thiện hiệu quả của vaccine phòng bệnh. Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ trong tuần, cố vấn dịch bệnh Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết nhiều khả năng những người có hệ miễn dịch yếu như người già và người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ 4.
Nhật Bản xem xét sớm cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Ngày 7/2, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét sớm cấp phép có điều kiện đối với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống có tên S-217622 do công ty dược phẩm trong nước Shionogi & Co bào chế. Biểu tượng của công ty dược phẩm Shionogi & Co. Ảnh: Shionogi Phát biểu tại cuộc họp...