Mỹ cấp phép cho bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong vòng 3,5 giờ
Công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) đã nhanh chóng cấp phép cho bộ xét nghiệm nhanh (kit) virus SARS-CoV-2 do hãng này sản xuất.
Bảng cảnh báo về virus corona. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 13/3, Roche cho biết FDA đã “bật đèn xanh” cho việc Roche bán ra thị trường bộ xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 nhằm nhanh chóng phát hiện các trường hợp nhiễm virus đã gây đại dịch toàn cầu hiện nay.
Người đứng đầu bộ phận chẩn đoán của Roche, ông Thomas Schinecker cho biết việc xét nghiệm cho kết quả nhanh là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 và dịch bệnh COVID-19. Ông cho biết bộ kit của Roche cho kết quả xét nghiệm trong vòng 3,5 giờ đồng hồ.
Roche khẳng định hãng đủ năng lực sản xuất hàng triệu bộ thử trong 1 tháng, đồng thời cam kết nhanh chóng phân phối số lượng bộ kit nhiều nhất có thể. Hiện bộ xét nghiệm mới này của Roche đang được lưu hành tại châu Âu sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Hiện việc xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh là rất cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 đã khiến khoảng 130.000 người mắc bệnh và hơn 5.000 người tử vong trên toàn thế giới.
Lan Phương (TTXVN/baotintuc.vn)
Đông Nam Á: Dễ dàng bỏ sót COVID-19 vì dịch sốt xuất huyết
Một báo cáo khoa học từ Singapore cảnh báo khả năng bỏ sót các ca nhiễm COVID-19 trong bối cảnh bùng phát dịch sốt xuất huyết do kết quả xét nghiệm gần như tương đồng.
Báo cáo nghiên cứu ở Singapore nói rằng COVID-19 có thể bị chẩn đoán nhầm thành xuất sốt huyết. Ảnh: GETTY IMAGES
Video đang HOT
Báo South China Morning Post cho biết các chuyên gia lo ngại virus gây dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lan rộng do có thể lọt qua "các khe hở" của dịch sốt xuất huyết.
Một bài nghiên cứu do các bác sĩ tại Singapore thực hiện đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19).
Sốt xuất huyết và COVID-19 giống nhau?
"Bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 rất khó phân biệt vì có chung các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm" - theo thông tin từ bài nghiên cứu của các tác giả từ hệ thống y tế ĐH Quốc gia Singapore, BV đa khoa Ng Teng Fong và Viện Sức khỏe môi trường.
Báo cáo nghiên cứu cho biết hai người Singapore ban đầu có kết quả dương tính với sốt xuất huyết sau khi xét nghiệm huyết thanh nhưng sau đó bị phát hiện đã nhiễm COVID-19. Cả hai bệnh nhân đều không đi đến các vùng dịch nhưng lại có các triệu chứng như sốt và ho.
"Có rất nhiều điểm chung giữa các loại virus gây bệnh" - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam từ BV Mount Elizabeth Novena cho biết. Ông Leong nói thêm rằng đau cơ là một triệu chứng khác của các bệnh nhân bị cúm, sốt xuất huyết, Zika hoặc Chikungunya (bệnh lạ gây đi khom lưng, do muỗi vằn gây ra).
Các bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại Philippines năm 2019. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Tuy nhiên, ông Leong cho biết xét nghiệm trở lại mà vẫn cho kết quả dương tính với sốt xuất huyết thì các bác sĩ có thể kết luận bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, đặc biệt nếu họ sống ở vùng dịch sốt xuất huyết. Thế nhưng hiện hai dịch bệnh đồng thời cùng xảy ra ở Đông Nam Á thì cũng rất khó cho các bác sĩ.
Nhấn mạnh thêm, cộng tác viên Jeremy Lim của phòng khám sức khỏe từ công ty tư vấn toàn cầu Oliver Wyman cho biết virus gây bệnh COVID-19 giống như "một con tắc kè hoa" trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân nhiễm bệnh, dẫn đến các ca nhiễm COVID-19 thực sự lại bị chẩn đoán thành sốt xuất huyết.
"Điều phức tạp là khi người bệnh trình bày với các bác sĩ hoặc đến bệnh viện với các triệu chứng không rõ rệt. Hiện tại, mọi người đang phải lo lắng về cả hai dịch bệnh" - ông Lim nói.
"Giống như nguyên tắc ổ và chìa, nếu virus này có đủ "rãnh chìa khóa" phù hợp "ổ khóa bệnh" thì ổ và chìa sẽ khớp. Đối với sốt xuất huyết và COVID-19, chúng có đủ khả năng để cho kết quả dương tính giả" - ông Lim nói.
WHO: Hai dịch bệnh hoàn toàn khác nhau
Phản hồi về những nhận định trên trong bài báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng sốt xuất huyết và COVID-19 là "do hai loại virus hoàn toàn khác nhau gây ra".
Theo đó, sốt xuất huyết do một loại virus họ Flavivirus (virus chỉ lây truyền qua động vật chân khớp như muỗi, ve...), còn COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 (thuộc họ virus lớn có ở người và có nguồn gốc từ một số loài động vật).
"Mặc dù các triệu chứng ban đầu của cả hai bệnh có thể giống nhau, có thể phân biệt giữa hai bệnh này khi bệnh tiến triển ở bệnh nhân. Quyết định yêu cầu xét nghiệm được các bác sĩ lâm sàng đưa ra và phải dựa trên dấu hiệu lâm sàng và các thông tin khác như liên kết dịch tễ học và phơi nhiễm khác" - South China Morning Post dẫn tuyên bố từ WHO.
Hiện các quốc gia Đông Nam Á đang phải "chiến đấu" với COVID-19 với gần 500 ca nhiễm, theo South China Morning Post. Các chuyên gia lo lắng số người nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng.
Phun thuốc diệt muỗi ngừa bệnh sốt xuất huyết tại Philippines. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Thêm nữa, các quốc gia Đông Nam Á cũng phải "vật lộn" với các đợt bùng phát sốt xuất huyết. Cụ thể, cơ quan môi trường quốc gia Singapore nói rằng nước này ghi nhận 1.723 ca sốt xuất huyết trong năm tuần đầu năm 2020, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Mặc dù có nguy cơ lây nhiễm ở 129 quốc gia nhưng 70% trong đó chủ yếu là ở châu Á" - WHO cho biết trên trang web của mình. Theo ước tính của WHO, có khoảng 390 triệu ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới mỗi năm.
Cần xét nghiệm và chẩn đoán kỹ càng
Ông Lim cho biết bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra và đã có bộ dụng cụ xét nghiệm tương ứng nên việc xét nghiệm bệnh này dễ dàng hơn. Trong khi đó, đối với COVID-19, "hiện vẫn chưa có xét nghiệm tốt vì vẫn còn thiếu dụng cụ xét nghiệm, vì thế là tăng nguy cơ bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm thành sốt xuất huyết".
Ông Lim cũng nhấn mạnh rằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không bao giờ chính xác 100%.
"Chúng ta vẫn nên duy trì chỉ số nghi ngờ cao khi hình ảnh lâm sàng không phù hợp với kết quả xét nghiệm. Các phòng khám và bệnh viện theo dõi bệnh nhân và tiếp tục theo dõi họ sau khi chẩn đoán ban đầu" - ông Lim nói.
"Nếu các triệu chứng thay đổi và khác xa những gì chúng ta đang theo dõi thì buộc phải quay lại việc chẩn đoán lúc đầu và phải hỏi rằng còn thiếu điều gì nữa không" - ông Lim khẳng định.
Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thực hiện thao tác với bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm CBRNE ở Singapore. Ảnh: Bloomberg
Các tác giả của báo cáo nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 với giá cả hợp lý.
"Chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải có các xét nghiệm chẩn đoán nhanh, chính xác và dễ tiếp cận đối với COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cộng đồng" - bài báo cáo cho biết.
Ooi Eng Eong, Phó Giám đốc chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi của Khoa y Duke-NUS thuộc ĐH Singapore, nói rằng việc lựa chọn các phương pháp xét nghiệm phải được hướng dẫn từ các quy tắc y tế.
Theo PLO
Trung Quốc cho phép lưu hành bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh SARS-CoV-2 Vừa qua, cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt việc lưu hành bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh chóng cho kháng thể SARS-CoV-2 với kết quả có sẵn trong 29 phút. Mới đây, cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt việc lưu hành bộ dụng cụ xét...