Mỹ cấp gói viện trợ quân sự thứ 36 cho Ukraine
Ngày 19/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 325 triệu USD cho Ukraine, bao gồm nhiều loại đạn pháo cơ bản cũng như vũ khí chống thiết giáp.
Hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ được trưng bày tại Triển lãm hàng không Dubai, UAE ngày 15/11/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: “Gói hỗ trợ an ninh này bao gồm đạn dược bổ sung cho HIMARS và đạn pháo do Mỹ cung cấp, cũng như các hệ thống chống thiết giáp, vũ khí nhỏ, phương tiện hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ bảo trì cần thiết để củng cố lực lượng phòng thủ của Ukraine”.
Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre, đây là gói viện trợ quân sự thứ 36 – đồng thời cũng là gói viện trợ quân sự có nhiều đạn pháo hơn cả – mà Mỹ dành cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này vào tháng 2/2022. Như vậy, tổng giá trị hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine hiện là hơn 35,4 tỷ USD kể từ khi nổ ra xung đột.
Để triển khai gói viện trợ này, Mỹ đã sử dụng quyền đặc biệt của tổng thống, cho phép nước này chuyển khí tài quân sự từ kho dự trữ một cách nhanh chóng mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp.
Politico: EU dự kiến chi 1 tỷ euro để mua đạn pháo cho Ukraine
Châu Âu muốn đảm bảo ngân sách 1 tỷ euro dành riêng cho các loại đạn pháo mà Ukraine đang rất cần để chống lại Nga.
Video đang HOT
Pháo binh Ukraine nã lựu pháo M777 về phía vị trí Nga ở tiền tuyến miền đông, ngày 23/11/2022. Ảnh: AFP/Getty Images
Trong một kế hoạch chi tiết mới về hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ đề xuất dành riêng 1 tỷ euro cho đạn dược, đặc biệt là đạn pháo 155mm - theo một tài liệu mà tờ Politico xem được.
EU đang giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine thông qua một quỹ tiền mặt liên chính phủ ngoài ngân sách có tên là Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), được sử dụng để hoàn trả cho các quốc gia gửi vũ khí sang Ukraine. Cho đến nay, EPF đã giải ngân 3,6 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine, với các quốc gia thành viên đã quyết định vào tháng 12 năm ngoái để tăng tài trợ thêm 2 tỷ euro vào năm 2023.
Cho đến nay, nhu cầu chi tiêu đã được xác định nhưng EU hiện đang tập trung nhiều vào đạn dược, vì các lực lượng Ukraine đang bị mắc kẹt trong các trận chiến tiêu hao bằng lựu pháo với lực lượng của Nga ở miền đông, xung quanh các thành phố điểm nóng như Bakhmut.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU là Josep Borrell dự định đề xuất một "gói hỗ trợ đặc biệt" trị giá 1 tỷ euro tập trung vào việc cung cấp đạn dược - theo tài liệu của EU, được soạn thảo bởi cơ quan ngoại giao của khối, Ủy ban châu Âu và Cơ quan Quốc phòng châu Âu.
Tài liệu này cho biết khoản tiền trị giá 1 tỷ euro nên được tập trung vào đạn dược, "đặc biệt là loại đạn pháo 155mm", ngay sau khi khoản bổ sung 2 tỷ euro cho EPF được "kích hoạt". Theo một quan chức EU, điều này có nghĩa là một nửa số tiền của quỹ này trong năm nay sẽ được dành riêng cho đạn dược, chủ yếu là đạn pháo.
Binh sĩ Ukraine chuẩn bị đạn pháo cho lựu pháo L119. Ảnh: AFP/Getty Images
Tài liệu của EU cũng dự kiến đẩy mạnh sản xuất công nghiệp của châu Âu, vốn đang trong tình trạng căng thẳng để có thể đảm bảo sản xuất đạn dược với tốc độ mà chiến sự ở Ukraine đòi hỏi.
Đề xuất cũng trích dẫn "một tỷ lệ hoàn trả thuận lợi, chẳng hạn như lên tới 90%... do tính cấp bách cực độ và sự cạn kiệt nguồn dự trữ của các quốc gia thành viên."
Tỷ lệ cao như vậy có thể nhằm trấn an các nước thành viên cung cấp trợ giúp quân sự lớn. Vào năm ngoái, khi tỷ lệ hoàn trả giảm xuống dưới 50%, điều này đã gây ra vấn đề cho một số quốc gia EU, đặc biệt là Ba Lan, một trong những nhà tài trợ vũ khí lớn nhất của EU cho Ukraine.
Đề xuất tài trợ cũng cung cấp một giải pháp khả thi như "đóng góp tài chính tự nguyện" cho các quốc gia không tham gia, chẳng hạn như Áo, quốc gia trung lập; hoặc quốc gia miễn cưỡng cung cấp vũ khí như Hungary.
Văn bản trên nhấn mạnh rằng các ràng buộc pháp lý cụ thể của một số quốc gia "sẽ được xem xét", trong đó đề cập đến khả năng "từ bỏ mang tính xây dựng đối với các biện pháp viện trợ sát thương".
Về việc mua sắm chung, cụ thể là đề xuất các nước EU hợp tác mua vũ khí, Cơ quan Quốc phòng châu Âu cùng với các nước thành viên sẽ sử dụng một kế hoạch mới nhằm mua "bảy loại vũ khí từ cỡ vũ khí nhỏ cho đến nòng 155mm".
Dự án này sẽ được "tiến hành trong thời hạn 7 năm" và cho đến nay, 25 quốc gia thành viên EU cộng với Na Uy đã xác nhận mong muốn tham gia.
Đặc biệt, việc mua sắm đạn pháo 155mm nên được đẩy nhanh "thông qua thủ tục nhanh chóng để đàm phán trực tiếp" với một số nhà cung cấp. Loại đạn này đặc biệt có nhu cầu cao do được các lực lượng Ukraine sử dụng trong các trận địa pháo chính xác, tầm xa.
Theo văn bản, thời gian là điều cốt yếu: "Do tính cấp bách, Thỏa thuận Dự án cần được ký kết chậm nhất là vào tháng 3". Và các hợp đồng nên "được ký kết sơ bộ từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5."
Tài liệu cũng chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, vì các nhà máy vũ khí ở châu Âu gần như đã hoạt động hết công suất và chi phí tăng vọt. Các biện pháp có thể bao gồm "xác định và giúp loại bỏ các nút cổ chai trong sản xuất ở EU" cũng như "tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của các công ty có liên quan trong nỗ lực chung của ngành nhằm đảm bảo tính sẵn có và nguồn cung".
Tài liệu nói trên sẽ được các bộ trưởng quốc phòng EU thảo luận tại một cuộc họp không chính thức ở Stockholm vào tuần tới và sau đó dự kiến sẽ được các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng chính thức thông qua vào ngày 20/3. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng dự kiến sẽ phê chuẩn lần cuối tại cuộc họp vào ngày 23 và 24/3.
Italy và Séc cung cấp gói viện trợ mới cho Ukraine Truyền thông Italy đưa tin Thủ tướng nước này Giorgia Meloni dự kiến sẽ tới thăm Ukraine vào ngày 21/2, theo đó bà sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky để tái khẳng định sự ủng hộ của Italy đối với Ukraine và công bố gói viện trợ quân sự thứ sáu của Rome cho Kiev. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni phát biểu trong...