Mỹ cáo buộc Trung Quốc muốn kiểm soát “trên thực tế” tại Biển Đông
Giới chức hải quân Mỹ ngày 25/2 cho rằng Trung Quốc đang tìm cách giành quyền kiểm soát “trên thực tế” tại Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự tại vùng biển này.
Cái gọi là “Thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Xinhua)
Phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh Trung Quốc đã và đang xây dựng các căn cứ không quân, bố trí các hệ thống tên lửa và radar hiện đại và gia cố các boongke trên những đảo nhỏ ở Biển Đông. Một vài đảo trong số này đã được Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép. Bằng những hoạt động phi pháp này, Bắc Kinh đang thể hiện rắp tâm giành vị thế bá chủ quân sự trong khu vực.
Cho tới nay, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Điều này là trái với công ước quốc tế về luật biển và vấp phải sự phản đối của rất nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Video đang HOT
“Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang tất cả các căn cứ mà họ bồi đắp ở Biển Đông, họ sẽ thay đổi môi trường hoạt động tại khu vực này. Nếu không xảy ra xung đột với Mỹ, rất có thể Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát trên thực tế đối với Biển Đông”, Đô đốc Harry Harris cho biết.
Trước đó, trong cuộc điều trần hôm 23/2 trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harris cũng đã cảnh báo các nghị sĩ nước về tốc độ quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Truyền thông quốc tế những ngày gần đây đưa tin Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông sau khi triển khai triển khai tên lửa đất đối không có tầm bắn 200 km tới đảo này. Các hình ảnh vệ tinh của Mỹ cũng cho thấy Bắc Kinh đã lắp đặt hàng loạt trạm radar ở các bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn xây dựng một ngọn hải đăng, một boongke và một bãi đáp máy bay trực thăng trên bãi đá Châu Viên. Đây có thể coi là một động thái leo thang quân sự của Trung Quốc nhằm tăng khả năng giám sát giao thông đường biển, đường hàng không từ Malacca và từ các tuyến quan trọng chiến lược khác.
Nhật Minh
Theo Dantri/AFP
Pháp chỉ trích Bỉ đóng cửa biên giới với Pháp
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 25/2 đã lên tiếng chỉ trích việc Bỉ tăng cường các biện pháp kiểm soát tại biên giới với Pháp.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 25/2 đã lên tiếng chỉ trích việc Bỉ tăng cường các biện pháp kiểm soát tại biên giới với Pháp và không cho rằng, kế hoạch chuyển người di cư ra khỏi tị nạn ở Calais, nằm gần biên giới với Bỉ, sẽ khiến nhiều người tị nạn tràn về phía Bỉ.
Hầu hết người di cư đến Calais với hy vọng băng qua Anh vào Pháp hoặc Đức và chỉ đi qua Bỉ. Tuyên bố của Bộ trưởng Nội vụ Pháp đưa ra chỉ một ngày sau khi Bỉ ngày 24/2 đã quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát tại biên giới với Pháp, đồng thời tiến hành tuần tra tại đây.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve. (Ảnh: Getty).
Theo nhà chức trách nước Bỉ, muốn tránh tình trạng diễn ra ở Calais nhưng không có mục đích đóng cửa hoàn toàn biên giới với Pháp và sẽ đánh giá hàng ngày tình trạng kiểm soát ở biên giới. Những người nhập cư mong muốn xin tị nạn ở Bỉ sẽ được chuyển đến Sở cư trú, trong khi những người chọn "quá cảnh" ở Bỉ sẽ được gửi trở lại biên giới với Pháp.
Như vậy, đến nay, đã có 9 nước trong khu vực tự do đi lại Schengen buộc phải tái kiểm soát biên giới để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2./.
Hồng Nhung Theo Reuters
Theo_VOV
Chiến sự Syria: Đặc nhiệm Syria chiếm 5 điểm cao gần Thổ Nhĩ Kỳ Quân đội Syria, đặc biệt là lực lượng Lữ đoàn 103 và các đồng minh đã gần như nắm trong tay khả năng kiểm soát toàn tuyến biên giới trên bộ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria ở miền Bắc. Tính đến đêm ngày 24/2/2016 theo giời khu vực, quân đội chính phủ Syria, cụ thể là Lữ đoàn đặc...