Mỹ cáo buộc Nga tìm cách đổi thực phẩm lấy vũ khí, đạn dược từ Triều Tiên
Nhà Trắng cho biết họ có bằng chứng mới cho thấy Nga đang một lần nữa tìm tới Triều Tiên để có vũ khí và đạn dược cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo đó, Nga đưa ra một thỏa thuận về cung cấp thực phẩm và các hàng hóa khác cho Triều Tiên để đổi lấy vũ khí.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) tặng Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) món quà lưu niệm sau cuộc hội đàm thượng đỉnh tại Vladivostok (Nga) ngày 25/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian ngày 31/3, đây là lời cáo buộc mới nhất rằng Nga đang tìm đến các quốc gia tương tự Triều Tiên để giúp tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt đã kéo dài 13 tháng.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết ngày 30/3: “Theo một phần thỏa thuận được đề xuất này, Nga sẽ nhận được hơn 20 loại vũ khí và đạn dược từ Bình Nhưỡng. Chúng tôi cũng biết rằng Nga đang tìm cách cử một phái đoàn đến Triều Tiên và Nga đang cung cấp thực phẩm cho Triều Tiên để đổi lấy đạn dược”.
Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Hồi đầu tháng 3, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin rằng Chủ tịch Kim Jong-un đã cam kết tăng cường kiểm soát nhà nước đối với nông nghiệp và thực hiện một loạt các bước khác để tăng sản lượng ngũ cốc.
Trước đó, hồi tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga, mặc dù các quan chức Nhà Trắng nói họ chưa thấy bằng chứng về việc Bắc Kinh cung cấp vũ khí.
Năm 2022, có thông tin cho rằng Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng đề nghị Triều Tiên có thể gửi công nhân đến hai vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở miền Đông Ukraine để giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá ở đó. Ông Alexander Matsegora cho biết có rất nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên và các nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk ở khu vực Donbass của Ukraine.
Ngày 30/3, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với một công dân Slovakia tên là Ashot Mkrtychev, với cáo buộc ông này đã cố gắng tạo điều kiện cho các giao dịch vũ khí giữa Nga và Triều Tiên.
Ông Kirby nói Mkrtychev là trung tâm của thỏa thuận mới giữa Triều Tiên và Nga, dù thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn tất. Ông nói thêm rằng Mỹ không có bằng chứng cho thấy Mkrtychev có liên quan đến việc chuyển giao vũ khí trước đó cho tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga.
Ông John Kirby trong cuộc họp báo tại Washington, D.C., ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Mkrtychev đã làm việc với các quan chức Triều Tiên để mua hơn 20 loại vũ khí và đạn dược cho Nga để đổi lấy máy bay thương mại, nguyên liệu thô và hàng hóa sẽ được gửi đến Triều Tiên.
Mkrtychev đã làm việc với một công dân Nga để tìm máy bay thương mại chuyển hàng hóa đến Triều Tiên trong cuộc trao đổi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho rằng Nga đang tìm tới Triều Tiên và Iran để có thêm vũ khí.
Nếu có thỏa thuận liên quan vũ khí với Nga như Mỹ cáo buộc, Triều Tiên sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc cấm nước này xuất khẩu hoặc nhập khẩu vũ khí từ các quốc gia khác.
Triều Tiên là quốc gia duy nhất ngoài Nga và Syria công nhận nền độc lập của các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát là Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.
Cáo buộc Nga tìm cách lấy vũ khí từ Triều Tiên chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy Mỹ đã nới lỏng các quy định về phát hiện tình báo và công khai các thông tin tình báo trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine.
Chính quyền Mỹ đã từng giải mật thông tin tình báo để đưa ra bằng chứng cho thấy Iran đã bán hàng trăm máy bay không người lái tấn công cho Nga và Wagner trong mùa hè.
Tuy nhiên, các công bố tình báo của Mỹ đều bị các bên liên quan bác bỏ mạnh mẽ.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23/12/2022 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này gọi cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là “vô căn cứ”. KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Việc truyền thông Nhật Bản đưa tin sai sự thật rằng Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là trò đánh trống lảng lố bịch, không đáng để bình luận hay giải thích”.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết: “Triều Tiên vẫn không thay đổi lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề ‘giao dịch vũ khí’ với Nga, điều chưa bao giờ xảy ra”, đồng thời đánh giá chính Mỹ đang gây đổ máu và hủy diệt tại Ukraine qua việc cung cấp vũ khí sát thương cho nước này.
Ngày 23/2, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc nước này có ý định cấp vũ khí cho Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói: “Thứ gọi là tin tình báo đó chỉ là sự suy đoán và bôi nhọ nhằm vào Trung Quốc”. Ông cáo buộc Mỹ đang làm mất uy tín Trung Quốc và cảnh báo điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết xung đột Ukraine mà còn tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ – Trung.
Ngày 15/10/2022, thông báo của Bộ Ngoại giao Iran cho biết nước này một lần nữa bác bỏ cáo buộc rằng họ đã cung cấp cho Nga vũ khí để sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Lãnh đạo Triều Tiên dọa dùng vũ khí hạt nhân để phản ứng
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên tuyên bố quyết tâm phản ứng bằng hạt nhân đối với mối đe dọa hạt nhân.
Hình ảnh cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được truyền thông nước này công bố ngày 19.11. Ảnh REUTERS
Một ngày sau cuộc phóng tên lửa ngày 18.11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố quyết tâm phản ứng bằng vũ khí hạt nhân đối với hạt nhân.
Phát biểu được đưa ra khi ông thị sát cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17. Tên lửa được phóng từ Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng, bay 999,2 km trong 4.135 giây với trần bay 6.040,9 km và rơi xuống vùng biển quốc tế, theo KCNA.
"Cuộc phóng thử rõ ràng đã chứng tỏ độ tin cậy của hệ thống vũ khí chiến lược chính đại diện cho lực lượng chiến lược của Triều Tiên và sức chiến đấu mạnh mẽ như là vũ khí hạt nhân chiến lược mạnh nhất thế giới", theo bài báo.
Theo đó, cuộc phóng được tiến hành trong "tình hình không thể chịu đựng khi các động thái quân sự đối đầu liều lĩnh của Mỹ và các thế lực thù địch khác" đẩy an ninh khu vực đến lằn ranh đỏ và vượt giới hạn. Bài báo đề cập các cuộc tập trận gần đây của Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un tuyên bố rằng "nếu kẻ thù tiếp tục thể hiện sự đe dọa, thường xuyên đưa ra các phương tiện tấn công hạt nhân", đảng Lao động và chính phủ Triều Tiên sẽ kiên quyết phản ứng bằng vũ khí hạt nhân đối với vũ khí hạt nhân và đối đầu toàn diện đối với đối đầu toàn diện.
Ông Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-17 cùng con gái. Ảnh REUTERS
Chính phủ Mỹ cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên vừa phóng không đe dọa đến Mỹ, sau khi một số bên cho rằng nó có tầm bắn hơn 15.000 km.
Hãng AFP ngày 19.11 đưa tin Nhà Trắng cho rằng một tên lửa tầm xa do Triều Tiên vừa phóng và được cho là có tầm bắn vượt Thái Bình Dương không hề đe dọa đến Mỹ.
"Trong khi quan ngại về cuộc phóng này, chúng tôi không xem đó là mối đe dọa đối với tổ quốc", theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên gia tăng các cuộc phóng thử tên lửa tầm ngắn và tầm xa với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
"Mỗi lần phóng, họ lại học hỏi. Điều đó là đáng lo ngại. Thậm chí nếu cuộc phóng thất bại hoặc thành công một phần, họ cũng học hỏi được. Điều đó gây mất ổn định, không chỉ với bán đảo mà cả khu vực", ông phát biểu.
Điểm mặt những tên lửa hiện đại trong kho vũ khí Triều Tiên
Theo Nikkei Asia dẫn lời giới phân tích quân sự, tên lửa đạn đạo liên lục địa do Triều Tiên phóng ngày 18.11 có khả năng nhắm đến bất cứ nơi nào ở Mỹ nếu phóng ở quỹ đạo bình thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho rằng tên lửa có tầm bắn "có thể vượt 15.000 km, đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm". Đây là lần phóng ICBM thứ 7 của Triều Tiên trong năm nay.
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu thanh Vũ khí siêu thanh với ưu điểm tốc độ cao, linh hoạt, khó bị phát hiện và đánh chặn đang khiến Mỹ - cường quốc sở hữu hệ thống phòng thủ tiên tiến phải đau đầu, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu thanh. Các quan chức quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc đang...