Mỹ cáo buộc Nga dùng năng lượng “cưỡng ép” Ukraine
Mỹ đã cáo buộc Moscow đang sử dụng năng lượng “như một công cụ cưỡng bức”, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (11/4) cảnh báo nguồn cung cấp khí gas của nước này cho châu Âu có thể bị gián đoạn.
Trong một bức thư gửi lãnh đạo của 18 nước châu Âu, ông Putin nhấn mạnh rằng sự kiên nhẫn của ông đối với khoản nợ mua khí gas trị giá 2,2 tỷ USD của Kiev sẽ không còn, trừ khi tìm ra được một giải pháp cho vấn đề cấp bách này.
Nga đã tăng gần gấp đôi giá bán gas cho Ukraine từ khi Tổng thống ủng hộ Moscow Viktor Yanukovich bị lật đổ cách đây hai tháng. Sau đó, Nga đã sáp nhập bán đảo tự trị Crimea của Ukraine, gây ra cuộc đối đầu lớn nhất với phương Tây từ thời kỳ chiến tranh lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dọa ngừng bán khí gas cho Ukraine.
Video đang HOT
Ông Putin cảnh báo tập đoàn xuất Gazprom của Nga sẽ yêu cầu trả trước đối với khí gas cung cấp cho Ukraine và “trong trường hợp các điều khoản thanh toán bị vi phạm, Nga sẽ ngừng hoàn toàn hoặc một phần các hợp đồng cung cấp khí gas”.
Điều này có thể ảnh hưởng tới các nước thuộc Liên minh châu Âu, vì phần lớn các đường ống vận chuyển khí gas từ Nga tới các khách hàng ở châu Âu đều chạy qua Ukraine. “Chúng tôi nhận thức rằng điều này làm tăng rủi ro cho hệ thống dẫn khí đốt tự nhiên qua lãnh thổ Ukraine để tới các khách hàng châu Âu”, ông Putin viết trong bức thư. Hiện tại, Moscow đáp ứng 30% nhu cầu khí gas tự nhiên của châu Âu và một nửa số này đi qua Ukraine.
Ngay sau khi bức thư của ông Putin gửi các nước châu Âu được công bố, Washington đã lên tiếng cáo buộc Moscow sử dụng năng lượng để gây sức ép đối với Kiev. “Chúng tôi chỉ trích Nga sử dụng năng lượng như một công cụ cưỡng ép để chống lại Ukraine”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết.
Tập đoàn Gazprom cũng đã ngừng cung cấp khí gas cho Ukraine do bất đồng về giá trong thời gian mùa đông 2005-2006 và 2008-2009, dẫn tới giảm lượng gas cung cấp cho các nước châu Âu.
Theo Khampha
Nga: NATO lợi dụng Ukraine để lôi kéo thành viên
Nga cho rằng NATO đang khơi lại tinh thần Chiến tranh Lạnh với Moscow.
Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Nga đã cáo buộc NATO lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để tăng cường lôi kéo thành viên và biện hộ rằng họ đang chống lại một mối đe dọa "tưởng tượng".
Hiện Nga và phương Tây đang vướng vào tình thế căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh tại Ukraine. Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen đã kêu gọi Moscow rút quân khỏi biên giới Ukraine, hoặc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu Nga can thiệp vào Ukraine.
Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tuyên bố của ông Rasmussen là mang tính đối đầu và làm gia tăng bất ổn ở khu vực, bởi trong nhiều tháng gần đây, ông này không hề đưa ra "đề xuất mang tính xây dựng nào" để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Những cáo buộc liên tục được vị tổng thư ký này đưa ra chống lại Nga khiến chúng tôi tin rằng NATO đang tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để lôi kéo các thành viên trước một mối đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài..."
NATO đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác quân sự và dân sự với Nga, mặc dù liên minh quân sự này vẫn cho rằng họ có thể tiếp tục đối thoại chính trị với Nga ở cấp đại sứ hoặc cao hơn sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng trước.
NATO cũng đã hạn chế việc ra vào trụ sở của mình đối với đại diện ngoại giao của Nga và đang xem xét lại bản thỏa thuận hợp tác năm 1997 ký với Nga và tuyên bố Rome năm 2002 về việc NATO không lập thêm các căn cứ mới ở Đông Âu và Trung Âu.
Đáp lại, Nga đã cáo buộc NATO khơi mào tinh thần Chiến tranh Lạnh và bày tỏ lo ngại về khả năng liên minh quân sự này sẽ triển khai quân đội lâu dài ở khu vực Đông Âu.
Theo Khampha
Séc: NATO phải ra tay nếu Nga "xâm lược" Ukraine "Thời điểm Nga tiến quân sang đông Ukraine cũng là lúc trò đùa chấm dứt." Ngày 6/4, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman đã tuyên bố rằng phương Tây cần phải có hành động mạnh, thậm chí là đưa quân NATO tới Ukraine nếu Nga tìm cách sáp nhập miền đông của nước này. Phát biểu trên đài truyền thanh Séc, ông...