Mỹ cáo buộc Iran và Nga can thiệp bầu cử
Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe nói rằng Iran và Nga đã thu thập thông tin đăng ký của cử tri Mỹ để can thiệp bầu cử tổng thống.
“Dữ liệu này có thể được sử dụng bởi các tác nhân nước ngoài để cố gắng truyền đạt thông tin sai lệch cho các cử tri đã đăng ký, họ hy vọng sẽ gây ra nhầm lẫn, gieo rắc hỗn loạn và làm suy yếu niềm tin của người dân vào nền dân chủ Mỹ”, Ratcliffe thông báo ngày 21/10 tại cuộc báo ở thủ đô Washington.
Cử tri đi bỏ phiếu sớm ở Florida ngày 21/10. Ảnh: AFP.
Ratcliffe nói rằng Iran đã thực hiện chiến dịch gửi email đe dọa cử tri và làm cho nó trông giống như email được gửi từ nhóm cực hữu Proud Boys. Họ cũng phát tán video ngụ ý rằng mọi người có thể gửi những lá phiếu gian lận, kể cả từ bên ngoài Mỹ.
“Chúng tôi đã thấy Iran gửi các email giả mạo được thiết kế để đe dọa cử tri, kích động bất ổn xã hội và gây thiệt hại cho Tổng thống Trump”, Ratcliffe nói thêm. “Bạn có thể đã thấy một số tin tức về vụ này trong 24 giờ qua, hoặc bạn thậm chí có thể là một trong những người nhận những email đó”.
Video đang HOT
Nhiều cử tri đảng Dân chủ ở Florida đã báo cáo với giới chức rằng họ nhận được email từ địa chỉ info@officialproudboys.com, đe dọa họ “sẽ bị truy lùng” nếu không bỏ phiếu cho Trump. Enrique Tarrio, một thủ lĩnh của Proud Boys và là người phụ trách nhóm Cử tri gốc Latinh ủng hộ Trump ở bang Florida, hôm 21/10 cho hay nhóm của mình không liên quan tới những email trên.
Ratcliffe cho biết Nga đã không thực hiện các hành động tương tự, nhưng họ cũng đã thu thập một số thông tin cử tri. Mỹ cũng đã cáo buộc Moskva làm vậy vào năm 2016 mặc dù Nga nhiều lần bác bỏ can thiệp bầu cử Mỹ.
Ratcliffe không giải thích cách người Nga và người Iran đã lấy được thông tin cử tri, hoặc cách người Nga có thể sử dụng nó.
Giám đốc Christopher Wray, người tham gia cuộc họp báo cùng với Ratcliffe, nhấn mạnh rằng hệ thống bầu cử của Mỹ vẫn an toàn. “Hãy yên tâm rằng chúng tôi đã chuẩn bị để đối phó với những hành động của những kẻ thù địch với nền dân chủ”, Ratcliffe nói.
Chiến thuật ông Trump áp dụng để giành lại các bang miền Trung Tây
Theo AP, Tổng thống Donald Trump dường như đã quay trở lại chiến thuật khiến cử tri Mỹ phải lo sợ trước đảng Dân chủ trong những phát biểu vận động của mình.
Trong các buổi vận động qua lại giữa 2 bang Michigan và Wisconsin vào những ngày gần đây, vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ liên tục gọi các thành viên Dân chủ là "những người cấp tiến chống lại nước Mỹ", đồng thời thúc giục các cử tri trung lập gia nhập đảng Cộng hòa vì đó là "trách nhiệm và đạo đức" của họ.
Suốt 90 phút đứng phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Muskegon, bang Michigan, ông Trump cảnh báo một chiến thắng dành cho ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ dẫn tới việc "chấm dứt lối sống kiểu Mỹ."
Tổng thống Trump gặp gỡ người ủng hộ ở bang Michigan hôm 17/10. Ảnh: AP
"Đảng Dân chủ mà các bạn từng biết hiện đã không còn nữa...Việc Joe Biden đắc cử sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, và biến Michigan trở thành trại tị nạn", Tổng thống Mỹ nói trước đám đông tại Muskegon.
Luận điểm trên tiếp tục được ông Trump lặp lại trong bài phát biểu tại bang Wisconsin, khi ông tuyên bố với các cử tri rằng cuộc bầu cử năm nay là sự lựa chọn giữa "một sự phục hồi thần tốc của ông Trump hoặc một cuộc khủng hoảng của ông Biden."
"Nếu ông ta (Joe Biden) thắng cử, các bạn sẽ phải chịu đựng một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, Cổ phiếu của các bạn sẽ tan thành mây khói," ông Trump cảnh báo.
Theo AP, những động thái trên diễn ra trong bối cảnh kết quả các cuộc thăm do gần đây cho thấy ông Trump đang gặp bất lợi về điểm số trước đối thủ Joe Biden tại các bang chiến địa miền Trung Tây nước Mỹ, sau khi chiến dịch tái tranh cử của ông đã đang dần chuyển hướng ưu tiên sang ở các bang thuộc "Vành đai Mặt trời" như Florida, Bắc Carolina, Arizona và Georgia, cũng như bang Pennsylvania.
Những buổi mít tinh vận động cử tri của Tổng thống Trump tại Michigan và Wisconsin đã diễn ra một cách liên tục, bất chấp bối cảnh 2 tiểu bang này vừa đạt mức cao kỷ lục về số ca nhiễm và số người tử vong mới bởi dịch Covid-19.
Nhưng dường như có rất ít dấu hiệu lo sợ đối với dịch bệnh của hàng nghìn người ủng hộ có mặt trong các buổi mít tinh của ông Trump ở 2 bang này. Hình ảnh từ các buổi mít tinh cho thấy những người tham dự đứng sát cạnh nhau trong thời tiết giá lạnh, hầu hết không đeo khẩu trang.
Dự kiến, Tổng thống Donald Trump sẽ có một lịch trình vận động tranh bận rộn trong những ngày tới, với các buổi mít tinh vận động đã được lên kế hoạch sẵn vào hôm 18/10 ở bang Nevada, 19/10 ở bang Arizona và 20/10 ở bang Pennsylvania.
Trong khi đó, ông Joe Biden không có kế hoạch tổ chức bất kỳ sự kiện công cộng nào vào cuối tuần này. Nhưng trong một bản ghi nhớ gửi tới những người ủng hộ được AP trích dẫn, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden là Jen O'Malley Dillon đã cảnh báo họ không được trở nên tự mãn.
"Thực tế là cuộc chạy đua này đang diễn ra sít sao hơn nhiều so với nhận định của một số chuyên gia mà chúng ta thường thấy trên Twitter và trên truyền hình. Nếu chúng ta học được bất cứ điều gì từ năm 2016, thì đó là việc không được đánh giá thấp Donald Trump hoặc khả năng cạnh tranh trở lại của ông ấy trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử", bản ghi nhớ nêu rõ.
22 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm Hơn 22 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm - mức cao kỷ lục khi ngày bầu cử tổng thống 3/11 đang đến gần, trong bối cảnh lo ngại về dịch COVID-19. AP đưa tin, tính tới tối 16/10 (theo giờ Mỹ), 22,2 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu, bằng 16% tổng số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống...