Mỹ: Cảnh sát bắn chết người da màu vì nhầm súng đạn thật và súng điện
Giới chức Mỹ hôm nay 13/4 đã công bố một đoạn video cho thấy một viên cảnh sát da trắng dùng súng đạn thật bắn chết một nghi phạm người da màu hồi đầu tháng này tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma. Viên cảnh sát cho biết đã tưởng rằng mình dùng súng điện Taser.
Theo AP, đoạn video quay lại cảnh viên cảnh sát 73 tuổi Robert Bates hôm 2/4 đuổi theo Eric Harris, 44 tuổi, với cáo buộc anh này bán vũ khí bất hợp pháp cho một cảnh sát ngầm.
Trong khi các cảnh sát cố gắng bắt giữ nghi phạm, đè anh ta xuống nền đất, một tiếng súng vang lên, và một người đàn ông nói: “Ôi, tôi bắn anh ta rồi. Tôi xin lỗi”.
Trong đoạn video, tiếng nạn nhân Harris được nghe thấy rõ: “Anh ta bắn tôi. Ôi Chúa ơi”. Một viên cảnh sát sau đó đáp lại: “Ai bảo anh chạy. Im đi”.
Nạn nhân Harris sau đó kêu rằng anh cảm thấy khó thở, một cảnh sát chửi thề và mặc kệ vấn đề của Harris. Đoạn video cho thấy các một trong các sỹ quan bắt Harris quỳ gối khi anh này đang bị thương trên đầu.
Theo AP, nạn nhân Harris sau đó đã chết. Hiện một cuộc điều tra quy mô lớn đang được tiến hành. Lời khai ban đầu của viên cảnh sát Robert Bates cho thấy ông ta đã tưởng rằng mình đang dùng súng điện Taser khi bắn chết nghi phạm.
Video đang HOT
Cảnh sát Robert Bates. (Ảnh: USA Today)
Đoạn video trên xuất hiện gần một tuần sau khi một sỹ quan cảnh sát ở bang Nam Carolina bị sa thải và bị buộc tội giết người sau khi một nhân chứng công bố đoạn video viên cảnh sát đã bắn 8 phát đạn vào một người đàn ông da màu đang chạy trốn, làm người này tử vong.
Hiện công chúng Mỹ đang hết sức phẫn nộ sau hàng loạt vụ cảnh sát bắn chết các nghi phạm người da màu. Một số quan chức đã đề nghị lắp camera, gắn trên đồng phục của các sỹ quan cảnh sát để có thể giảm bớt tình trạng bạo lực với người da màu đang diễn ra tại Mỹ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP
Tổng thống Obama lên tiếng sau vụ cảnh sát bắn chết người da đen
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 12/8 đã lên tiếng kêu gọi người dân tại thành phố Ferguson, bang Missouri bình tĩnh, sau khi một thiếu niên da đen bị cảnh sát bắn chết, châm ngòi cho 2 đêm bạo loạn tại đây.
Mẹ của Brown rơi lệ trước ống kính phóng viên
Ông Obama đã miêu tả cái chết của Michael Brown hôm thứ Bảy vừa qua là "đau lòng", và cho biết thêm "Hãy tưởng nhớ chàng trai trẻ này với sự suy ngẫm và thấu hiểu".
Trong hai đêm bạo loạn tại khu vực ngoại ô St Louis, hàng chục người đã bị bắt, nhiều cửa hàng bị cướp phá, còn cảnh sát nhiều lần phải sử dụng hơi cay.
Nhà hoạt động nhân quyền Reverend Al Sharpton cũng đã lên tiếng kêu gọi hòa bình.
"Trở nên bạo lực nhân danh Michael Brown chính là sự phản bội cá tính hiền hòa của chàng trai này", Sharpton phát biểu trong lúc đứng cạnh bố mẹ của Brown.
Ông khẳng định không ai có quyền đem tên của Michael Brown và "kéo lê qua bùn lầy".
"Một vài người trong số chúng ta đang dựng chuyện về việc mình giận dữ ra sao, thay vì cậu ấy là một người đầy hứa hẹn thế nào", nhà hoạt động này nói tiếp.
Cảnh sát cho biết Brown bị bắn vài lần sau một cuộc vật lộn bên trong xe cảnh sát, nhưng các nhân chứng lại cho rằng Brown không mang vũ khí khi bị bắn và tay đã giơ cao đầu hàng.
Phát biểu trước khoảng 50 người tuần hành bên ngoài trụ sở cảnh sát, ông Sharton đã cùng đám đông yêu cầu cảnh sát tiết lộ danh tính của viên sỹ quan đã nổ súng, bắn chết Brown.
"Chính quyền địa phương đã tự đặt họ vào một tình thế không minh bạch khi che giấu tên, và khiến mọi người sẽ không tin vào tính khách quan của cuộc điều tra", ông Sharpton nói.
Cảnh sát khẳng định, những lời dọa giết trên mạng xã hội khiến họ không thể tiết lộ danh tính của vị sỹ quan đã nổ súng, người đang được cho nghỉ phép.
Các cuộc tuần hành trong ngày thứ Ba diễn ra hòa bình nhưng căng thẳng, sau khi cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su để giải tán một đám động tại Ferguson đêm trước đó.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Lộ diện nhân chứng quay video cảnh sát Mỹ bắn chết người da màu Nhân chứng quay lại cảnh một cảnh sát bắn chết một người da đen đang bỏ chạy tại Nam Carolina, Mỹ hôm qua đã trả lời với báo giới rằng viên cảnh sát nổ súng khi đã kiểm soát được tình hình. Người này cho hay từng nghĩ đến việc xóa đoạn video vì sợ bị trả thù. Nhân chứng Feidin Santana (phải)...