Mỹ cảnh giác với kẻ thù ‘không đội trời chung’ của Taliban
ISIS-K, một nhánh ở Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), là kẻ thù “không đội trời chung” của lực lượng Taliban.
Mỹ lo ngại ISIS-K tổ chức tấn công, trong bối cảnh nước này nỗ lực sơ tán tại sân bay Kabul.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC News – Ảnh: NBC NEWS
Ngày 19-8, trả lời phỏng vấn kênh NBC News, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hiện nay Chính phủ Mỹ đang tập trung phòng ngừa nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công khủng bố ở Afghanistan có thể do ISIS-K tiến hành.
ISIS-K (hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Khorasan hoặc IS-K) là một nhánh ở Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là kẻ thù “không đội trời chung” của lực lượng Taliban, theo Hãng tin Reuters.
Ông Sullivan đánh giá việc đưa người Mỹ ra khỏi Afghanistan là “hoạt động đầy rủi ro”, vì không rõ Taliban sẽ tiếp tục cho phép mọi người qua lại sân bay an toàn không.
Ngoài ra còn có khả năng xảy ra những tình huống bất ngờ, chẳng hạn một vụ tấn công do ISIS-K tiến hành.
“Một trong những tình huống bất ngờ mà chúng tôi đặc biệt chú ý chính là khả năng xảy ra một vụ tấn công khủng bố do một nhóm như ISIS-K – kẻ thủ không đội trời chung của Taliban – thực hiện. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực giảm thiểu các rủi ro và tăng tối đa số người lên máy bay” – ông Sullivan nói.
Các quan chức Mỹ cho biết họ đang làm việc thâu đêm suốt sáng để sơ tán người Mỹ và những người đã hỗ trợ Mỹ ra khỏi thủ đô Kabul. Tuy nhiên, tình hình an ninh tại đây được đánh giá đang đặt ra nhiều thách thức khó khăn cho phía Mỹ.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh quốc gia Sullivan cho biết hiện không rõ chính xác còn bao nhiêu người Mỹ đang ở Afghanistan. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ sơ tán mọi người Mỹ có nhu cầu rời khỏi đây.
Ông Sullivan cũng cảnh báo tình hình dễ thay đổi.
“Chúng tôi đã thiết lập liên lạc với Taliban để cho phép mọi người qua lại sân bay Kabul an toàn. Và điều đó đang có tác dụng lúc này để đưa người Mỹ và những người Afghanistan gặp rủi ro tới sân bay. Nói thì nói vậy, nhưng chúng tôi không thể trông chờ vào bất cứ thứ gì” – ông Sullivan nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), hiện nay ISIS-K vẫn còn hoạt động và nhóm này đã từng được IS hỗ trợ.
CSIS nói ISIS-K đã gây ra gần 100 vụ tấn công nhằm vào dân thường ở Afghanistan và Pakistan, cũng như khoảng 250 cuộc đụng độ với các lực lượng an ninh Pakistan, Afghanistan và Mỹ kể từ tháng 1-2017.
Con đường nguy hiểm đến sân bay Kabul qua lời kể của nữ phóng viên Ấn Độ
Hàng nghìn người đổ xô đến sân bay Kabul để tháo chạy khỏi Taliban, nhưng các chiến binh của nhóm này đã chặn các lối vào, nổ súng cảnh cáo và tấn công một số người trong đám đông.
Những người dân Afghanistan ngồi trên đường ở lối vào sân bay Kabul, chờ đợi được sơ tán trong tuyệt vọng (Ảnh: Sonia Sarkar).
Nữ nhà báo Sonia Sarkar, làm việc tại New Delhi (Ấn Độ), đến Kabul vào tuần trước để đưa tin về tác động của cuộc xung đột giữa lực lượng Afghanistan và Taliban sau khi Mỹ rút quân. Nhưng rồi cô bất ngờ bị mắc kẹt sau khi Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8.
Khi hỗn loạn xảy ra tại sân bay Kabul vào hôm 16/8, Sarkar cho biết, nhiều người khuyên cô không rời khỏi khách sạn. Một trong số họ, những người từng ra ngoài khu vực do Taliban kiểm soát ở các tỉnh khác, đã nhắn tin cho cô: Hãy kéo rèm lại, họ đang ở ngoài đường.
"Nhưng tôi muốn trở về nhà. Sau đó, tôi biết các chuyến bay thương mại sẽ tạm dừng và tấm vé mà tôi có được trên hai chuyến bay rời Kabul đến Ấn Độ sẽ không thể cất cánh theo lịch trình vào ngày 17/8", cô nói.
Tuy nhiên, điều khiến cô lo lắng hơn là thực trạng mà cô đã nghe trong thời gian ở Kabul rằng "người Afghanistan thích người Ấn Độ nhưng Taliban thì rất ghét".
Trên thực tế, New Delhi ủng hộ chính phủ Kabul trong khi mạnh mẽ phản đối Taliban nên không có kênh liên lạc trực tiếp nào giữa chính phủ Ấn Độ và Taliban.
Khi đang không biết làm như thế nào, cô và một nữ đồng nghiệp nhận được liên lạc từ đại sứ quán Ấn Độ, yêu cầu đến khu đại sứ quán trong 2 giờ để rời đi trên một máy bay của không quân Ấn Độ vào tối muộn.
Hành trình gian nan
Tuy nhiên, hành trình của Sarkar và đồng nghiệp đến đại sứ quán không hề dễ dàng. Hàng trăm tù nhân đã được thả tự do ngay sau khi Taliban lên nắm quyền, trong khi cư dân đổ xô ra ngoài để rút tiền và mua đồ.
Cô vội vàng gọi cho một tài xế taxi quen, và người này đã phải cố gắng vượt qua hàng loạt "mê cung" giao thông mới đến được nơi cô ở. "Khi tôi rón rén bước ra khỏi khách sạn, con phố bên ngoài vắng tanh nhưng tôi có thể thấy những người đàn ông mặc áo trang phục truyền thống của Afghanistan, đang tuần tra trên những con phố lân cận. Một số đã thiết lập các trạm kiểm soát và đang dừng kiểm tra các phương tiện. Họ đang mang những thứ trông giống như súng trường Kalashnikov", cô cho biết.
Trên đường đi, một nhóm Taliban đã chặn xe ở lối vào khu vực ngoại giao ở Kabul. "Họ xem hộ chiếu của chúng tôi sau đó bảo chúng tôi quay lại vào sáng hôm sau", cô nói.
Nhưng cô không còn nơi nào để đi vì đã trả phòng khách sạn trong khi trên đường phố đầy rẫy các chiến binh Taliban. Vì vậy, cô và đồng nghiệp ngồi đợi trên xe trong 3 giờ đồng hồ trước khi tiếp cận chốt kiểm soát của Taliban một lần nữa.
Người lái xe taxi đã có thể thuyết phục cho xe qua nhưng một tay súng Taliban, khoảng 20 tuổi, nói rằng trời đang tối dần và vì Sarkar và đồng nghiệp là phụ nữ nên không thể tự mình vào khu ngoại giao.
Cuối cùng, một thành viên của đại sứ quán Ấn Độ đã gọi cho một trong những người hòa giải của Taliban để nói chuyện. Và tất cả sau đó được đưa lên chiếc xe "cảnh sát" màu xanh đi vào khu ngoại giao. Sarkar kể rằng, mọi người đều do dự nhưng cũng không dám nói "không" vì lo sợ sẽ gặp rắc rối. Cách đại sứ quán chưa đầy 100m, chiếc xe dừng lại, cô và đồng nghiệp lên xe bọc thép thuộc phái bộ Ấn Độ.
"Khi bước vào cổng đại sứ quán, chúng tôi mới thật sự thấy nhẹ người", Sarkar nhớ lại.
Nhưng lúc đó cô cũng không rõ khi nào mọi người mới được đến sân bay để trở về nước vì các cuộc đàm phán về một con đường an toàn tới sân bay với Taliban vẫn đang diễn ra.
"Tôi có quyền lựa chọn rời khỏi đất nước này"
Vào khoảng 22 giờ (giờ địa phương) ngày 16/8, Sarkar và mọi người được lệnh tập hợp và lên xe. Mọi người đã sẵn sàng để đi nhưng nhiều người lại không thể mang theo túi xách vì được thông báo ưu tiên người chứ không phải hành lý.
Lần này, lực lượng Taliban hộ tống một đoàn xe bọc thép gồm 22 chiếc đến sân bay Kabul, nơi một máy bay quân sự đang chờ để sơ tán hơn 120 công dân Ấn Độ sau khi New Delhi quyết định đóng cửa cơ sở ngoại giao tại Afghanistan. Các nguồn tin cho biết, Taliban đã hứa sẽ "chăm sóc" tài sản và phương tiện của đại sứ quán và sẽ bàn giao chúng khi các nhà ngoại giao trở về.
Gần sân bay, Sarkar cho biết nhìn thấy hàng trăm người đàn ông trên đường, nhiều người mang theo vũ khí tinh vi. Còn có cả phụ nữ và trẻ em. Không ai mang hành lý và có vẻ như họ đã vội vàng rời khỏi nhà.
Mỗi khi đám đông náo loạn, các tay súng Taliban đang tuần tra trên đường phố sẽ bắn chỉ thiên. Trong khoảng thời gian 30 phút, nữ nhà báo này cho biết đã nghe 3 lần nổ súng.
Sau khi đến được sân bay trên chặng đường đầy lo lắng, khoảng 5 giờ ngày 17/8, nữ nhà báo ngồi yên trên máy bay. "Sau khi thắt dây an toàn, tôi nhắn tin cho chị gái ở New Delhi báo tin máy bay sẽ sớm cất cánh. Tôi nhận ra, là một người nước ngoài ở Afghanistan, tôi có quyền lựa chọn rời khỏi đất nước này. Thật không may, hàng triệu người Afghanistan thì không".
Mỹ vứt bỏ loạt trực thăng sơ tán ở Kabul 7 trực thăng cỡ lớn CH-46E bị vô hiệu hóa và bỏ lại sân bay Kabul sau khi hoàn thành nhiệm vụ sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ. "Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành. Những trực thăng này đang dần bị loại...