Mỹ cảnh giác cao trước sự xuất hiện của tàu Nga gần căn cứ tàu ngầm
Một tàu của Nga thực hiện quá trình nghiên cứu các đại dương đang thu hút sự chú ý lớn từ Lầu Năm Góc, trang tin Sputnik của Nga cho biết.
Tàu Yantar (Ảnh: Sputnik)
Bất chấp việc tàu Yantar thực hiện nhiệm vụ trên khu vực lãnh hải quốc tế ở Đại Tây Dương nhưng báo cáo mới nhất cho biết Lầu Năm Góc đã cử nhiều tàu chiến, máy bay chiến đấu và cả máy bay trinh sát để theo dõi tàu này.
Hồi tháng 5 vừa qua, Hải quân Nga đã ra thông báo về kế hoạch nghiên cứu các đại dương của tàu Yantar. Đây là loại tàu được phát triển phục vụ mục đích nghiên cứu lòng đại dương và hỗ trợ các hoạt động giải cứu.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Tàu Yantar được trang bị hệ thống nghiên cứu khoa học phức tạp, vốn cho phép thu thập dữ liệu của các đại dương”.
Tuy nhiên, bất chấp mục đích hòa bình của Yantar, sự hiện diện của tàu này đã đặt quân đội Mỹ trong tình trạng báo động cao.
Video đang HOT
Một số quan chức cấp cao của Lầu Năm góc trả lời hãng Fox News cho biết các lực lượng của Mỹ đã theo dõi Yantar kể từ khi tàu này bị vệ tinh Mỹ phát hiện ở vùng biển phía Bắc của Đại Tây Dương.
Hiện tàu Yantar đang neo đậu tại vị trí gần Cuba nên giới chức Mỹ lo ngại việc tàu này chỉ cách căn cứ tàu ngầm Mỹ ở bang Georgia khoảng 480km.
Trung tá Tom Crosson cho biết: “Tôi có thể xác nhận việc Mỹ cảnh giác trước hoạt động của tàu Yantar ở vùng biển quốc tế cách không xa phía Đông bờ biển nước Mỹ. Hiện Lầu Năm Góc chưa thảo luận vấn đề này với phía Nga”.
Dù vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tàu Yantar nhưng Trung tá Crosson cho biết Mỹ luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải của các nước, cũng như các chuyến viếng thăm dựa trên những thỏa thuận giữa các bên.
Một số thông tin khác cho rằng Lầu Năm Góc lo ngại tàu nghiên cứu của Nga được sử dụng để phát triển các hệ thống cảm biến ở gần thềm lục địa của Mỹ và có thể sẽ can thiệp vào các hệ thống cáp ngầm dưới biển.
“Có vẻ như Nga sử dụng các hệ thống cảm biến trên tàu Yantar để vạch ra những đường lối chiến lược cho các hoạt động trong tương lai, hoặc để thử nghiệm cách tránh và theo dõi những hệ thống tương tự của Mỹ dưới đáy biển”, ông Steffan Watkins, chuyên gia phân tích thông tin tình báo, nhận định.
Trong khi đó, khi được hỏi bởi hãng Fox News về việc liệu các tàu nghiên cứu khoa học của Mỹ có thực hiện những nhiệm vụ tương tự tàu Yantar hay không, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc giấu tên thừa nhận: “Tất nhiên, chúng tôi cũng có các hoạt động như thế. Bạn nghĩ những tàu khoa học như thế lặn xuống đáy biển để làm gì? Chả lẽ để nghiên cứu cá voi?”.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Sputnik
Mỹ đồng loạt triển khai UAV MQ-1 và máy bay chiến đấu F-22 tới đông Âu
Ngày 31-8, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đã triển khai 2 chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-1 Predator tới một căn cứ không quân ở Latvia để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, một phần trong cam kết an ninh đối với khu vực đông Âu.
Theo Đại tá Jeff Davis, việc triển khai 2 chiếc UAV MQ-1, loại máy bay không người lái có khả năng thu thập thông tin tình báo và tấn công các mục tiêu bằng tên lửa Hellfire, sẽ kéo dài từ cuối tuần vừa qua đến giữa tháng 9.
"Hai chiếc máy bay không người lái MQ-1 Predator và khoảng 70 binh lính không quân thuộc Liên đội trinh sát số 147 của Lực lượng không quân vệ binh quốc gia bang Texas... được triển khai tới Căn cứ không quân Lielvarde của Latvia vào cuối tuần qua", Đại tá Davis cho biết.
Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ triển khai một biệt đội máy bay không người lái tới Latvia để tham gia huấn luyện cùng các đối tác đông Âu, trong khuôn khổ Sáng kiến Tái cam kết châu Âu, nhằm tăng cường huấn luyện quân sự của Mỹ với các đối tác trong khu vực chống lại cái mà các quan chức Mỹ miêu tả là một mối đe dọa ngày càng gia tăng của Nga trong khu vực.
Máy bay trinh sát không người lái MQ-1 Predator của Mỹ
Căn cứ không quân Lielvarde nằm ở phía đông nam thủ đô Riga của Latvia và có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động của không quân nước này.
Cùng ngày, một phát ngôn viên của không quân Mỹ tại châu Âu cho biết, 4 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ đã được triển khai tới Căn cứ không quân Lask của Ba Lan để tham gia một cuộc diễn tập huấn luyện với các máy bay chiến đấu F-16 của nước này vào hôm 31-8.
Số máy bay chiến đấu F-22 này được triển khai tới Ba Lan sau khi chúng được triển khai tới Căn cứ không quân Spangdahlem ở Đức hồi cuối tuần trước để bắt đầu tham gia các cuộc diễn tập với các đối tác châu Âu.
Tham mưu trưởng không quân Mỹ Mark Welsh James cho biết, việc điều F-22 đến châu Âu sẽ cho phép quân đội Mỹ có thể kiểm tra được khả năng liên lạc cũng như kết hợp chiến đấu của F-22 với tiêm kích Eurofighter và nhiều máy bay hiện đại khác của châu Âu.
Ngoài ra, phi công của F-22 cũng sẽ làm quen được với địa hình của lục địa này. Hiện Mỹ đã sử dụng các tiêm kích tàng hình F-22 trong chiến dịch không kích vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như triển khai đến trực chiến tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Anh đầu tư 770 triệu USD cho căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại Scotland Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland ngày 30/8 tuyên bố sẽ đầu tư hơn 500 triệu bảng Anh (770 triệu USD) để xây dựng căn cứ quân sự Faslane tại Scotland. Đây sẽ là một trong 3 căn cứ Hải quân chính tại khu vực này và là nơi đóng quân của các tàu ngầm hạt nhân Trident của...